Bước chân khỏi giảng đường đại học (ĐH) các bạn
sinh viên (SV) sẽ cảm thấy hụt hẫng một thời gian vì những thay đổi khi bắt đầu
ra đời. Các bạn đang đứng trước nhiều ngã rẽ và chắc chắn sẽ phải chọn một con
đường.
Trong khi có một số người chọn con đường tiếp tục học lên cao hay học thêm các chuyên ngành khác nữa thì hầu hết các tân cử nhân chọn cho mình con đường đi làm. Bằng sức trẻ cùng với vốn kiến thức, các bạn đều muốn đi trên đôi chân của mình sau 4 năm "sôi kinh nấu sử" nơi giảng đường. Hơn thế nữa, cuộc sống thực tế năng động sẽ là nơi để các bạn ứng dụng các kiến thức trong trường lớp và sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức thực tế, kinh nghiệm sống cho các bạn.
Nên chuẩn bị tốt cho tâm lý của mình
Các bạn không nên quá áp lực với mình khi vừa mới ra trường. Lúc này chúng ta còn chưa quen với cuộc sống thực tế lắm, do đó, hãy tìm cho mình một công việc nhẹ nhàng nếu không thể tìm việc đúng sở thích hay chuyên ngành ngay được. Khi ứng cử vào vị trí của một công ty nào thì hãy tỏ ra thật tự tin đừng để cho người ta nắm được tâm lý của SV mới ra trường là mệt mỏi với chuyện tìm việc lắm đấy nhé.
Bước đầu đi làm, chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn với công việc, những cách ứng xử cũng như kỹ năng giao tiếp hàng ngày nơi công sở. Bởi vậy, các bạn vẫn phải học và tích luỹ kiến thức vì có như thế chúng ta mới có thể làm việc hiệu quả được.
Không nên lệ thuộc quá nhiều vào bằng cấp
Đúng vậy. Bằng cấp chỉ là một cơ sở cho các nhà tuyển dụng căn cứ. Bạn vừa ra trường, bạn được bằng khá hay giỏi đi chăng nữa cũng chỉ là một lợi thế cho bạn so với những người khác mà thôi. Điều quan trọng, khả năng của bạn phải thuyết phục được nhà tuyển dụng để họ nhận thấy rằng: Công việc đó hoàn toàn phù hợp với bạn.
Chấp nhận một vị trí "bình thường" cùng với mức lương thử việc
Điều này cũng khá có lý. Khi ra trường, ít ai có thể tìm được một công việc đúng với chuyên ngành học của mình và một vị trí và mức lương lý tưởng. Thường thì khi các bạn được nhận vào làm việc thì bao giờ cũng trải qua những ngày mang tính chất "học việc" và "thử việc". Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể nhìn ra trước vị trí và thu nhập của mình để tránh rơi vào tâm lý thất vọng. Các nhà tuyển dụng cần phải có một khoảng thời gian để đưa các bạn hoà nhập với môi trường cũng như công việc của họ cũng như để xem xét năng lực của bạn. Bởi vậy, bạn hãy nỗ lực làm việc để chứng minh với họ rằng bằng năng lực của bạn, bạn có thể đảm đương các vị trí cao hơn nữa. Hãy xác định cho mình phương hướng làm việc và mục tiêu phấn đấu nhé. Thử sức mình một cách từ từ với những bước đi vững chắc có thể sẽ tạo cho bạn một nền móng để thành công đấy.
Cái gì cũng cần có sự thử thách. Các bạn hãy đừng nản chí khi vừa mới đi làm nhé vì những dấu ấn SV vẫn còn in sâu trong bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu những bước tiến của mình một cách nhẹ nhàng khồng cần quá nóng vội. Lối đi ngay dưới chân mình, xin chúc các tân cử nhân may mắn với bước đi ra đời đầu tiên!
Trong khi có một số người chọn con đường tiếp tục học lên cao hay học thêm các chuyên ngành khác nữa thì hầu hết các tân cử nhân chọn cho mình con đường đi làm. Bằng sức trẻ cùng với vốn kiến thức, các bạn đều muốn đi trên đôi chân của mình sau 4 năm "sôi kinh nấu sử" nơi giảng đường. Hơn thế nữa, cuộc sống thực tế năng động sẽ là nơi để các bạn ứng dụng các kiến thức trong trường lớp và sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức thực tế, kinh nghiệm sống cho các bạn.
Nên chuẩn bị tốt cho tâm lý của mình
Các bạn không nên quá áp lực với mình khi vừa mới ra trường. Lúc này chúng ta còn chưa quen với cuộc sống thực tế lắm, do đó, hãy tìm cho mình một công việc nhẹ nhàng nếu không thể tìm việc đúng sở thích hay chuyên ngành ngay được. Khi ứng cử vào vị trí của một công ty nào thì hãy tỏ ra thật tự tin đừng để cho người ta nắm được tâm lý của SV mới ra trường là mệt mỏi với chuyện tìm việc lắm đấy nhé.
Bước đầu đi làm, chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn với công việc, những cách ứng xử cũng như kỹ năng giao tiếp hàng ngày nơi công sở. Bởi vậy, các bạn vẫn phải học và tích luỹ kiến thức vì có như thế chúng ta mới có thể làm việc hiệu quả được.
Không nên lệ thuộc quá nhiều vào bằng cấp
Đúng vậy. Bằng cấp chỉ là một cơ sở cho các nhà tuyển dụng căn cứ. Bạn vừa ra trường, bạn được bằng khá hay giỏi đi chăng nữa cũng chỉ là một lợi thế cho bạn so với những người khác mà thôi. Điều quan trọng, khả năng của bạn phải thuyết phục được nhà tuyển dụng để họ nhận thấy rằng: Công việc đó hoàn toàn phù hợp với bạn.
Chấp nhận một vị trí "bình thường" cùng với mức lương thử việc
Điều này cũng khá có lý. Khi ra trường, ít ai có thể tìm được một công việc đúng với chuyên ngành học của mình và một vị trí và mức lương lý tưởng. Thường thì khi các bạn được nhận vào làm việc thì bao giờ cũng trải qua những ngày mang tính chất "học việc" và "thử việc". Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể nhìn ra trước vị trí và thu nhập của mình để tránh rơi vào tâm lý thất vọng. Các nhà tuyển dụng cần phải có một khoảng thời gian để đưa các bạn hoà nhập với môi trường cũng như công việc của họ cũng như để xem xét năng lực của bạn. Bởi vậy, bạn hãy nỗ lực làm việc để chứng minh với họ rằng bằng năng lực của bạn, bạn có thể đảm đương các vị trí cao hơn nữa. Hãy xác định cho mình phương hướng làm việc và mục tiêu phấn đấu nhé. Thử sức mình một cách từ từ với những bước đi vững chắc có thể sẽ tạo cho bạn một nền móng để thành công đấy.
Cái gì cũng cần có sự thử thách. Các bạn hãy đừng nản chí khi vừa mới đi làm nhé vì những dấu ấn SV vẫn còn in sâu trong bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu những bước tiến của mình một cách nhẹ nhàng khồng cần quá nóng vội. Lối đi ngay dưới chân mình, xin chúc các tân cử nhân may mắn với bước đi ra đời đầu tiên!
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét