Học cách xin lỗi

Cho mình xin lỗi" - thật là dễ dàng để viết câu này xuống giấy. Nhưng khi phải thốt ra với một ai đấy, ta thường cảm thấy "nghẹn nghẹn" trong cổ họng, như danh ca Elton John đã từng nói: "Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất".

Xin lỗi là sự công nhận chúng ta đã làm một điều sai trái - dù đấy là một lời bình phẩm vô tình, một hành động nông nổi hay một cử chỉ không đẹp. Bằng lời xin lỗi, chúng ta muốn đưa ra thông điệp như sau: "Mình cảm thấy vô cùng ân hận và giày vò vì việc mình đã làm. Mong bạn hãy tha thứ cho mình!". Cũng chính vì điều này mà khi xin lỗi, chúng ta thường cảm thấy bản thân quá... "nhỏ nhoi", thấp bé", rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, của sự mất quyền lực và để cho nguời khác "nắm đầu"

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là "nhân vô thập toàn", không có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn hảo cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với nó và hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn. Bạn bè (người thân, đồng nghiệp, cha mẹ v.v...) sẽ không đánh giá thấp những nỗ lực của bạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá bạn cao hơn, mở rộng lòng hơn cho sự tha thứ và bỏ lại đàng sau quá khứ những niềm đau, nỗi buồn.

Nên xin lỗi vào lúc nào?

Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm. Hãy nhớ lại những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi:

• Bạn đã phát biểu một câu nói gì đấy không được duyên dáng, êm tai cho lắm và bạn đã nhìn thấy nét đau đớn ngạc nhiên trên khuôn mặt người ấy? Như vậy là bạn đã làm tổn thương bạn mình không ít!

• Ðã có ai la hét, gằn giọng, hạ bệ bạn bằng những ngôn từ không trau chuốt chưa? Hẳn bạn sẽ không ưa thích gì, thậm chí bực bội nữa là khác. Vậy mà bạn đã làm điều ấy cho người thân yêu của mình, thật đáng trách biết bao!

Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói "nặng ký" nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng "kẻ kia" phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng. Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra "tội ác" ấy, dù bạn thật sự "vô tội". Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị "dồn đến mức đường cùng" rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.

Phải tự hoàn thiện bản thân

Biết xin lỗi là nét sống lành mạnh của một con nguời có lòng tự trọng và biết chia sẻ với cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ "xin lỗi" quá thường xuyên sẽ bớt đi nét đẹp vốn có của nó. Nếu bạn xin lỗi mà cứ tiếp tục phạm sai lầm tuơng tự, người khác sẽ nghi ngờ mức độ thành thật của bạn. Hãy cho từ "xin lỗi" một tác động lớn hơn và kỳ diệu hơn, khi sự tự hoàn thiện bản thân chứng tỏ bạn đã để tâm và trí để cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp.

Nói câu xin lỗi như thế nào?

Nói câu xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm, thiệt hại mà bạn đã gây ra thông qua hành động "trêu ngươi" vừa rồi. Thế nhưng, phụ thuộc vào mức độ thiện chí của bạn, bạn vẫn có cách hay nhất để xây dựng lại niềm tin và những cảm xúc tốt đẹp giữa đôi bên.

• Không nên xin lỗi qua email, điện thoại, nếu như bạn có điều kiện gặp trực tiếp

• Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn.

• Không nên biện luận dài dòng để "chạy tội", mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.

• Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử.

• Nếu có thể thì nên tặng hoa kèm với lời xin lỗi, bạn sẽ thấy cực kỳ "ép-phê".

• Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn. Nếu không, bạn sẽ phải hối tiếc và lại phải xin lỗi 1001 lần nữa!

                                                            Sưu tầm

Không phải lúc nào cũng nên nói thật

Nói sự thật không đúng lúc đúng chỗ đôi lúc lại tệ hơn cả một lời nói chưa thật vì nó có thể làm tổn thương, thậm chí là sự xúc phạm đến người khác. Đừng nhân danh sự thật để "hạ bệ" hay cho phép mình làm tổn thương đến người khác.

Những lời “xát muối”

Bạn vẫn tự hào mình là người luôn nói thẳng nói thật, chẳng bao giờ nói dối, nhưng hãy xem cách nói thật của bạn đã hẳn là tốt chưa nhé. Nếu nói thật mà rơi vào những hoàn cảnh, trường hợp sau thì bạn cần phải làm “kiểm điểm” bản thân.

Mọi người rất ngại nhắc đến “điểm yếu” của những người kém may mắn về hình thức, cũng như hoàn cảnh gia đình đến việc học hành vì sợ làm họ tổn thương thì bạn lại vô tư đến mức vô tâm “xơi” tất cả những điều đó (tất nhiên đó là sự thật) lên khi có cơ hội.

Cô bạn cùng lớp vốn chẳng được xinh xắn gì, đã chẳng mấy tự tin về vẻ ngoài của mình, mặc một chiếc áo mới để mong nhận được một lời khen từ bạn bè. Có thể chiếc áo không hợp với họ nhưng lúc đó không nhất thiết bạn phải nói: “Tớ nói thật là cậu mặc gì cũng chẳng đẹp được”.

Gặp mẹ của cô bạn cùng phòng, bạn ngạc nhiên vì bác ấy… già trước tuối, bạn tỉnh bơ… nói thật: "Úi, mẹ cậu đó á? Sao vừa già vừa xấu thế? Mẹ tớ cũng gần 50 mà trẻ lắm nhé!". Ừ, thì bạn đang nói rất thật nhưng bạn có nghĩ đến cảm giác của của cô bạn mình lúc đó? Hãy thử hình dung, ai nói trước mặt bạn điều tương tự như thế về bố mẹ mình, bạn có dễ chịu nổi không?

Biết hoàn cảnh của gia đình bạn tận chân tơ kẽ tóc, bạn đi rêu rao sự thật ngay: “Nhà cái ấy nhé, chán ghê cơ, nhà gì mà lụp xụp, mốc meo. Bố nó suốt ngày say rượu…”. Đây là sự thật nhưng cô bạn đã không muốn nhắc đến, và chắc chắn họ sẽ rất buồn khi bạn là người “công bố” điều này.

Một học sinh kém trong lớp đang trong giai đoạn cố gắng nhưng kết quả vẫn chưa mấy khả quan. Thầy cô, bạn bè đang ra sức động viên họ thì bạn lại “bồi” cho một câu "chết người': “Cậu cố làm gì cho mệt người, đã dốt thì cứ hoàn dốt thôi”.

Rất nhiều, rất nhiều sự thật kiểu này bạn đang nói hàng ngày nhưng bạn xem có mấy ai muốn nghe hay không?

Hãy biết lựa lời

Người ta nói “Sự thật mất lòng” thật chẳng sai trong các trường hợp trên. Nói ra những sự thật này chẳng những làm mất lòng, tổn thương mà còn là một sự xúc phạm đến người khác.

Vậy nhưng, chứng bệnh “nói thật” kiểu này khá nhiều bạn trẻ bây giờ mắc phải vì với họ đôi lúc không đơn thuần chỉ nói ra suy nghĩ của mình mà còn xem đó là cách “hạ bệ” người khác. Lúc này, cũng chẳng ai ghi nhận bạn là người dám nói thẳng nói thật mà bạn trở thành một người vô duyên, vô tâm, thích châm chọc cũng như lôi người khác để làm trò đùa.

Bạn sẽ chống chế bảo vệ mình: “Nhưng đó là sự thật và là suy nghĩ thật của tớ”. Lời bạn nói cũng có thể là suy nghĩ của những người khác nhưng tại sao người ta không nói ra? Sự thật đó có cần thiết phải nói ra đâu bạn? Nếu không thể biết nói một lời động viên, khuyến khích người khác thì tốt nhất lúc đó bạn hãy im lặng.

Nhiều bạn luôn tự hào vì mình là người dám nói thẳng nói thật nhưng chỉ toàn nhằm vào những sự thật để châm chọc người khác. Còn có những điều “chướng tai gai mắt”, những oan ức của mọi người cần lên tiếng thì lại im thin thít.

Sự thật không bao giờ là sai nhưng nói sự thật không đúng lúc đúng chỗ nhiều lúc còn tệ hơn cả một lời nói dối. Nếu những lời nói dối nhưng không làm ảnh hưởng, tổn thương đến người khác, ngược lại còn đem đến niềm tin, niềm vui cho mọi người thì vẫn còn hơn rất nhiều “nói thật không đúng chỗ”.

                                         Sưu tầm

Hãy tha thứ - câu chuyện về những củ khoai tây

Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng.

Cái duyên của sự chân thật

Không có cái gì giả dối mà lại tốt đẹp cả. Từ lâu, người xưa đã nói "chân - thiện - mỹ", ba điều ấy liên quan khắng khít với nhau. Cái gì có thật mới tốt và có tốt mới đẹp. Cái duyên của người con gái cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Đưa ra ý kiến phản cảm một cách tế nhị

Làm lãnh đạo hiển nhiên khó tránh khỏi những lúc "nộ khí xung thiên", nhưng cần biết rằng, mỗi lời người lãnh đạo nói ra đều có tác động đến nhân viên, mà trong trường hợp giận dữ, thì tác động đó phần nhiều là tiêu cực.

Đồng cảm

Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể" - Olive Schreineray.

Biết nghĩ đến người khác : Đánh rơi chiếc giầy

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Nếu trong trường hợp như vậy, bạn sẽ làm gì?

Làm cách nào để kiềm chế căng thẳng trước những lời phê bình?

Nếu bạn đã từng bị tra hỏi và khiển trách trong công việc thì bạn biết rằng đó là một cảm nhận thật khủng khiếp. Tất nhiên, không ai muốn nghe những câu như "Anh làm một cuốn brochure mà mất nhiều thời gian thế này à", hay "Anh có biết mình chi quá nhiều vào việc này không. Thật lãng phí".... Nhưng trong công việc, bạn lại không thể tránh khỏi.

Tài năng và đạo đức

Con người là nhân tố quyết định. Tôi muốn nói với các bạn trẻ đôi điều: "Con người tài giỏi phải đi đôi với đạo đức”. Mới nghe các bạn trẻ đừng vội cho là thời đại khoa học con người đã lên đến mặt trăng mà còn ngồi nói chuyện xưa cũ. Cơm ăn nước uống, cũ thật đấy, nhưng loài người còn tồn tại còn phải nói.

Bí quyết giao tiếp của Abraham Lincoln

Cũng một phần nhờ việc áp dụng một số nguyên tắc giao tiếp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả, Abraham Lincoln đã thu được kết quả đáng ngạc nhiên. Từ một người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, ông trở thành một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Dưới đây là 7 bí quyết quan trọng nhất trong giao tiếp và lãnh đạo mà Lincoln đã hiểu và nắm bắt được. 

Những cái chạm tay...

Có một vị nữ luật sư nọ được toà án cử ra làm biện hộ cho một tên tội phạm nguy hiểm đang chờ xét xử. Trưóc ngày ra toà, vị nữ luật sư đến trại giam để thu thập thông tin cũng như đến để động viên, an ủi vị "thân chủ" của mình.

Nhân ái và bao dung

Vecodo tiếp nhận một cửa hàng thực phẩm từ tay người cha, đây là cửa hàng thực phẩm đã lâu đời và nổi tiếng. Một buổi tối, Vecodo đóng cửa hàng sớm, vì hôm sau ông sẽ đưa vợ con đi nghỉ. Bỗng ông nhìn thấy một thanh niên đứng ngoài cửa hàng, mặt mũi hốc hác, quần áo rách rưới, hai mắt lõm sâu, một kẻ lang thang đích thực.

Để giao tiếp thành công

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

Hãy biết cảm thông với mọi người

Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. 

Cuộc sống là muôn màu, vì thế, không phải lúc nào chúng ta cũng biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ, và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người.

Hãy yêu thương mọi người

Tình yêu thương là món quà tuyệt vời nhất mà con người có thể dành tặng cho nhau. Đó là những tặng phẩm mà chúng ta nên cho đi để được nhận lại. Cuộc sống không thể trọn vẹn nếu thiếu vắng tình thương yêu, vì vậy, đừng tự giới hạn cuộc đời mình khi bản thân cảm thấy không thể yêu thương người khác.

Abraham Lincoln

Năm 1860, Lincoln lúc đó đang là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa tham gia tranh cử tổng thống. Ông một thân một mình đi khắp nơi để vận động tranh cử và mỗi lần đi lại như vậy, ông đều tự mua vé tàu xe cho mình. Đối thủ của ông là ứng cử viên đảng Dân Chủ - tỷ phú Dowglass.

Hãy giữ im lặng

Hãy giữ im lặng. Chẳng ai ưa một kẻ luôn tỏ ra thông thái. Quy tắc đầu tiên: Hãy giữ im lặng.

Đừng vội vã đưa ra lời bình luận

Đừng vội vã đưa ra lời bình luận, bạn sẽ tránh được một màn đàm thoại tranh cãi không cần thiết, đồng thời tiết kiệm được thời gian, năng lượng. 

Hãy sống chân thành và thẳng thắn

Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa hãy sống thẳng thắn.

Hãy can đảm nhận lỗi

Tâm trạng của kẻ phạm lỗi là sợ bị trừng phạt. Là con người, ai cũng yếu đuối và bất toàn, nên nhận lỗi không phải là hèn nhát mà là một hành vi can đảm. Che dấu tội lỗi sẽ kéo theo sự gian dối và tiếp tục sa lầy trong điều ác. Cái xấu không phải là nhận tội, mà là chối tội. Để được tha thứ, hãy can đảm nhận lỗi của mình. 

Hãy quan tâm lẫn nhau

Một đêm vào năm 1935, thị trưởng thành phố New York đến dự phiên tòa về đêm tại một khu phố rất nghèo nàn. Vụ kiện đầu tiên liên quan đến một bà già ăn cắp bánh mì để nuôi mấy đứa cháu bị đói. Đây là một vụ kiện nhỏ, ông thị trưởng xin chánh án cho mình ngồi ghế quan tòa để xử kiện.

Hãy làm việc tốt

Khi bạn làm điều đúng đắn, người đầu tiên và cũng là người duy nhất cần biết và ghi nhớ về hành động đó chính là bản thân bạn, bởi nhận thức ấy, ký ức ấy sẽ là nền tảng giúp hình thành ý nghĩa cuộc sống của chính bạn.

Nhường nhịn là thua thiệt?

Trong lớp, em là một sinh viên bình thường, không có điểm gì nổi bật. Tính em ít nói, hay nhường nhịn. Thỉnh thoảng thấy các bạn có vẻ lấn lướt, em hơi khó chịu nhưng cũng chỉ cười trừ rồi cho qua. Một số bạn cho rằng em cư xử như vậy là dại dột, vì nhường nhịn sẽ thua thiệt. Muốn thành công, mình phải chặn đầu, cản lối, đừng để ai vượt qua mình.

Lễ độ

Người lễ độ, theo tôi, là người không bao giờ vô lễ với ai cả, mặc dầu người ta hết sức khiếm nhã với mình.

Khiêm tốn, một nhân tố của thành công

Khi trò truyện với người khiêm tốn, bạn luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và rất thú vị. Người khiêm tốn không bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá cao về mình, trong suy nghĩ lẫn hành động.

Khiêm tốn và chân thành

Người ta kể lại một câu chuyện về chuyến viếng thăm nhà tù của quận công Osola như sau:

Trong một chuyến công tác, Ngài được dẫn đi thăm một nhà tù nổi dọc bờ sông, các tù nhân được tự do trao đổi cùng quận công. Ngài ân cần hỏi thăm lý do bị giam giữ của mỗi tù nhân và mỗi tù nhân được tự do trình bày sự lầm lẫn của guồng máy công lý và nhiều phạm nhân đã không nhận tội mình.

Một người than là anh phải bị phạt vào đó chỉ vì ông quan tòa thích vậy, người khác nữa khăng khăng đổ tội cho lòng ganh tị của kẻ thù riêng. Nói chung không ai đáng tội cầm tù tại đó cả. Cuối cùng có một tù nhân thưa:

- Thưa quận công, tôi đáng hình phạt vì tôi cần tiền, tôi đã ăn trộm và bị bắt.

Ngài quận công rất là cảm động với lòng thành thật và khiêm nhường của tội nhân này. Giữa đoàn tù nhân xúm quanh, Ngài lớn tiếng tuyên bố:

- Anh thật có tội, không xứng đáng ở chung với những người ở đây. Anh hãy rời khỏi nơi đây lập tức.

Ngay tức thì, Ngài quận công tha bổng cho anh tù nhân khiêm tốn chân thành đó.

''Tôi cần tiền, tôi đã ăn trộm, và tôi bị bắt''. Một lời thú tội giản dị, một sự nhận tội thẳng thắn.

Lòng thật thà và tính khiêm tốn nhìn nhận tội mình đã mang lại tự do cho tù nhân kia. Những đồng bạn anh phủ nhận hành động tội lỗi của mình đã phải suy nghĩ để tìm lý do chữa mình, oái oăm thay, chính vì họ chưa nhận lỗi nên cần phải giam cầm hầu có giờ suy nghĩ hơn để biết mình.

Câu chuyện trên nhắc nhở mỗi người chúng ta, khi đã lầm lỡ và biết nhận ra lỗi lầm của mình, thì chính lúc đó chúng ta không còn là một tội nhân nữa, mà chúng ta là một tờ giấy trắng và có tư cách làm lại cuộc đời, dù rằng trước mặt người xung quanh, chúng ta vẫn mang vết tích của tội lỗi. Nếu chúng ta đã thật lòng ăn năn và quyết tâm sửa sai thì chúng ta hoàn toàn cảm thấy thanh thản.

Còn những người lúc nào cũng né tránh và cho rằng vì cái này vì cái kia mà mình mới phạm tội ác,thì người đó dù có được tha tội khi mãn hạn tù, nhưng lương tâm của người đó vẫn luôn luôn trách cứ người đó.

                                                  Sưu tầm

Biết nói “Không"

Có một điều chúng ta thường mắc phải, và vì thế đưa bản thân vào khó khăn: đó là không biết nói “không”. Ta luôn tỏ ra dễ dãi: “Không có vấn đề gì, tôi sẽ làm việc này”, “Được rồi, tôi sẽ làm việc kia”… dù trong thâm tâm, ta biết mình thật sự không muốn làm, hoặc mình đã có quá nhiều việc phải làm. 

Giá Trị của Nụ Cười

Một nụ cười không làm mất mát gì cả, nhưng lại ban tặng rất nhiều.

Nó làm giàu có những ai đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó.

Thuê người và nhờ người

Luận về thuật lãnh đạo, có một lời khuyên của vị quân sư nọ cho minh chủ của mình rất đáng để các nhà lãnh đạo suy nghĩ : “Trên đời này chỉ có hai việc khó là lên Trời và nhờ người”. Vấn đề ở đây là chữ “nhờ”, và bài viết này cũng chỉ muốn nói về chữ “nhờ” trong kinh doanh.

Bí quyết từ chối trong công việc

Vì quá bận rộn hay đơn giản là không có tâm trí để làm việc khác nên bạn phải từ chối giúp đỡ đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu không khéo léo, bạn có thể gây ra sự hiểu lầm cho người khác rằng bạn là người ích kỉ, xa cách với mọi người.

Một tình yêu lớn

"Tôi thoát ra khỏi vũng bùn ma tuý là nhờ nỗ lực không mệt mỏi của vợ tôi. Ngay cả khi biết tôi bị HIV, cô ấy cũng không từ bỏ mà còn động viên, an ủi chăm sóc tôi chu đáo. Những người đàn ông nghiện hút hoặc bị nhiễm HIV nhìn vào gia đình tôi với nỗi khát khao bỏng cháy và niềm ao ước giá như vợ họ được một phần của vợ tôi. Tôi vô cùng biết ơn, cảm phục và luôn có cảm giác “mắc nợ” vợ mình”. 

Kiên nhẫn để thành công

Trước khi thành danh, ngôi sao điện ảnh Sylvester Stallone là một chàng trai nghèo khó. Tài sản duy nhất lúc bấy giờ của anh là 100 đôla và chiếc xe cà khổ, chậm chạp như lão rùa già. Lão rùa già đó cũng là nơi để anh chợp mắt khi về đêm. Bần cùng đến độ Sylvester Stallone không trả nổi tiền bãi đậu xe. Vì thế, anh luôn đậu xe 24/24 trước cửa siêu thị với lý do đơn giản: không tốn tiền.

Khuôn mặt của sự can đảm

Cái mặt mà Cindi Broaddus nhìn thấy trong gương méo mó và đầy thẹo. Bà biết rằng mình sẽ không bao giờ được trở lại bình thường. 

Khi giấc mơ vẫn còn đó…


Từ lúc có trí khôn, tôi đã bị mê hoặc bởi cái đẹp. Vốn là cô thiếu nữ quanh năm suốt tháng bị vây bọc bởi vẻ đơn điệu đến nhàm chán của những cánh đồng bắp quanh vùng Indianapolis, thế giới lộng lẫy của thời trang và son phấn là nơi tôi lãng tránh thực tại. 

Người chọn nghề hay nghề chọn người

Đối với nhiều người tìm việc, đây quả là “một câu hỏi lớn không lời đáp” khi mà chính bản thân họ không hiểu rõ mình muốn gì và mình có thể làm gì! Hệ quả tất yếu, họ… đi “nhầm đường”, loanh quanh mãi trong mê cung nghề nghiệp.

Hai bài học kinh điển của các tỷ phú Mỹ

Napoleon Hill
Napoleon Hill (Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1883 - mất ngày 8 tháng 11 năm 1970) là một tác giả người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn "thành công học" (là khoa học về sự thành công của cá nhân). Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên "Cách Nghĩ Để Thành Công" (Think and Grow Rich) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Bill Gates: Cuộc sống là một cuốn sách to, dày

"Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh. Người khôn thì đọc, suy nghĩ và ứng dụng. Ðáng sợ nhất là sự rỗng tuếch, nước chảy bèo trôi. Mái trường là nơi sản sinh ra những người chèo lái cuộc sống nhưng không nên coi là con đường duy nhất để có tương lai.