1. Dành nhiều thời gian lắng nghe
Ngay cả khi bạn đã biết mọi người đang chuẩn bị nói gì, và ngay cả khi
bạn không có cách nào để làm những việc họ muốn, thì hãy cứ bắt đầu bằng
việc lắng nghe. Được lắng nghe là một trong những việc họ muốn - điều
đó đúng với tất cả mọi người.
2. Hỏi nhiều câu hỏi
Không chỉ vì mọi người đều muốn được lắng nghe. Việc đặt câu hỏi một
cách nghiêm túc sẽ giúp bạn quyết định những điều mọi người thực sự
muốn, điều đó thường khác với những điều họ nói rằng họ muốn. Nó cũng
cho bạn biết những thứ họ có để cung cấp.
3. Tạo ra mối kết nối giữa người với người
Tìm kiếm các cách kết nối không liên quan tới công việc hiện tại. Có
thể họ có con cùng tuổi với con bạn, hoặc họ sống ở nơi bạn từng đi
nghỉ, hoặc các bạn có cùng thú vui. Ngay cả khi không có những điều kia,
bạn vẫn có thể tạo ra sự liên kết nhỏ dựa trên những trải nghiệm chung.
4. Hạ tấm giáp bảo vệ của bạn xuống
Thật khó để biết nên chia sẻ bao nhiêu phần trăm đời tư của bạn trong
hoàn cảnh công việc thì ổn. Nhiều người cẩn trọng chỉ chia sẻ rất ít
hoặc chẳng chia sẻ gì về bản thân. Thay vào đó, hãy quyết định những
việc bạn cảm thấy thoải mái khi cho những người khác biết và đưa thêm
một vài chi tiết. Bạn sẽ khiến những người khác cảm thấy an toàn và gần
gũi hơn.
5. Đừng bỏ lỡ cơ hội nói lời cảm ơn
Hãy nghĩ tới những người đã giúp đỡ hoặc đã quên mình vì bạn, và hãy
đảm bảo bạn đã cảm ơn họ. Rất có khả năng trong tương lai họ sẽ lại quên
mình vì bạn.
6. Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội đưa ra lời khen
Hầu hết chúng ta không bao giờ nhận đủ lời khen cho những việc mình đã
vất vả làm. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo ảnh hưởng đối với ai đó, hãy đảm
bảo chỉ ra những việc họ đã làm tốt và cách họ đóng góp cho tổ chức hoặc
niềm hạnh phúc của bạn. Hãy làm điều đó trước công chúng nếu bạn có
thể.
7. Không bao giờ bỏ lỡ cơ hội xin lỗi
Nếu bạn ghét việc xin lỗi thì hãy vượt qua điều đó. Những lời xin lỗi
là công cụ đầy sức mạnh mà bạn có để người khác đứng về phía bạn. Nếu
bạn đưa ra một quyết định gây bất tiện hoặc thất vọng cho ai đó, thì một
lời xin lỗi sẽ cho họ thấy rằng bạn biết điều đó. Điều đó đúng ngay cả
khi bạn không hối tiếc với chính quyết định mà chỉ tiếc về những tổn hại
mà quyết định đó gây ra cho họ.
(Hãy cẩn thận: Đừng bao giờ xin lỗi, khen ngợi hoặc cảm ơn nếu bạn
không chân thành cảm thấy như vậy. Mọi người có thể biết rõ bạn đang giả
vờ và điều đó sẽ đem lại kết quả ngược với mong đợi của bạn).
8. Nỗ lực trao cho mọi người những điều họ muốn
Hiển nhiên, không phải đây luôn là một sự lựa chọn. Nhưng nếu bạn có
thể đoán được những điều mọi người thực sự muốn hoặc cần và đảm bảo họ
sẽ có điều đó, nhiều khả năng họ sẽ trao cho bạn những thứ bạn cần ở họ.
9. Hãy để mọi người giữ thể diện
Đôi lúc bạn biết rằng ai đó cực kỳ kém trong công việc mà họ muốn làm.
Bạn có nên nói như vậy không? Trừ khi bạn đang đưa cho họ ý kiến phản
hồi với mục đích để họ tiến bộ hơn, nếu không thì đừng. Bạn nên đưa ra
lý do khiến người đó thoải mái hơn. Ví dụ, bạn đã hứa giao việc đó cho
người nào đó rồi.
10. Nhấc điện thoại lên
Bạn có thấy mình dạo này mình ít nhận và thực hiện các cuộc gọi hơn
trước? Với email, tin nhắn và mạng xã hội, tôi cũng vậy. Nhưng có những
lúc một cú điện thoại hoặc một cuộc gặp gỡ trực tiếp lại tạo ra khác
biệt lớn. Một trong những lúc đó là khi bạn phải thông báo một tin gây
thất vọng. Hoặc khi bạn đang yêu cầu ai đó đảm nhiệm một vai trò lớn hơn
hoặc thêm trách nhiệm.
Trên điện thoại, bạn có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào mà họ đưa ra
hoặc lắng nghe những việc họ cần làm trong thực tế. Bạn vừa bước ra khỏi
các trách nhiệm khác để dành thời gian cho họ. Điều đó sẽ cho họ thấy
bạn thực sự quan tâm tới việc mà bạn gọi điện để nói. Đó là cách mạnh mẽ
để khiến họ cũng phải quan tâm tới việc đó.
(Dịch từ Inc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét