“Không”
là một từ khó nói nhất trong công việc, bởi một câu từ chối có thể
khiến bạn gặp rắc rối tức thời, hoặc làm cho người khác tức giận. Phải
làm sao?
Chấp nhận mọi nhiệm vụ có thể mang lại tai họa
cho bạn. Nhưng nói “không” cũng đôi khi khiến bạn gặp rắc rối không kém.
Sau đây là những cách giúp bạn nói “không” với các lời đề nghị không
phù hợp trong công việc.
Hãy can đảm!
Một
trong những lý do khiến mọi người e ngại nói từ “không” là vì sợ làm
người khác tổn thương và dẫn đến phản ứng mạnh mẽ. Kết quả, cả hai bên
đều gặp những chuyện phiền phức không hay. Có lẽ bạn nên từ bỏ quan niệm
này ngay lập tức, và học cách nhận ra lợi ích của việc từ chối. Không
như bạn nghĩ, có nhiều người cảm thấy thoải mái dễ chịu khi nhận một từ
“không” chân thật, hơn là lời hứa suông giả tạo.
Kiên quyết
Đồng
nghiệp của bạn có việc phải về nhà trong lúc chưa xong việc. Họ nhờ bạn
làm giúp họ phần việc còn dang dở. Nếu bạn không thể nhận làm thay vì
bất cứ lý do gì, hãy kiên quyết từ chối. Không cần phải giải thích dài
dòng, chỉ cần nói “xin lỗi, tôi không thể” một cách lịch sự.
Đề nghị thay thế
Nếu
bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, hãy
nhẹ nhàng từ chối. Ngoài ra, bạn có thể đề nghị một nhân vật khác sẵn
sàng thay thế công việc và làm tốt hơn bạn. Bằng cách này, bạn vừa không
phải gánh vác nhiệm vụ quá sức, vừa có thể giúp đỡ người khác.
Dành thời gian phản ứng
Một
khách hàng muốn gặp bạn trong quán cà phê, trong khi bạn chưa sẵn sàng
để gặp. Có thể do họ muốn đạt được mục đích nào đó, và bạn muốn tránh
mọi rắc rối từ việc gặp gỡ đó. Tốt nhất là bạn hẹn họ vào lúc khác. Nếu
bạn trả lời đề nghị sau một tuần, họ sẽ nhận ra suy nghĩ thực của bạn.
Đây là cách nói “không” tế nhị và khéo léo nhất với đối tác.
Đưa ra ý kiến quyết định sớm
Bạn
sẽ tiết kiệm được thời gian, sức khỏe, công sức nếu bạn sớm nhận ra
điều bạn không thể và không nên thực hiện. Hãy giải thoát bản thân khỏi
những tình huống tiến thoái lưỡng nan. Bạn không nên tiêu tốn quá nhiều
thời gian và tâm trí để phủ quyết một một lời đề nghị nào đó. Hãy cố
tránh cho mình những việc phiền toái, giúp đầu óc thoải mái để còn có
thời gian làm các công việc khác nữa.
Thông báo tình trạng không sẵn sàng
Đặt
yahoo, facebook… trong tình trạng bận rộn, hoặc không sẵn sàng, hay
offline khi bạn đang trực tuyến. Đặt điện thoại trong chế độ tự trả lời
hoặc tốt hơn hết là tắt máy. Tất cả những cách này nhằm tránh cho bạn
phải nói lời từ chối với một yêu cầu của ai đó.
“Chân dung” bận rộn
Đã
đến cuối tháng và tất cả mọi người ở văn phòng đều bận rộn làm việc.
Thời điểm này các đồng nghiệp sẽ hay nhờ vả nhau để cùng hoàn tất công
việc sớm nhất. Nếu bạn chưa sẵn sàng để giúp họ, hãy để đầy các tập tài
liệu lên bàn và khiến mình luôn bận rộn với các cú điện thoại. Đây là
cách đơn giản thông báo với mọi người rằng “bạn quá bận rộn với công
việc” và không thể giúp đỡ ai.
Nói “không” một cách nhẹ nhàng
Đồng
nghiệp muốn bạn giúp anh ta làm một dự án. Nhưng nhìn vào khối lượng
công việc khổng lồ hiện tại, bận rộn cả ngày cuối tuần, chắc chắn bạn
không thể giúp đỡ. Thay vì nói một từ “không” thẳng thừng, hãy nhẹ nhàng
nói với anh ta rằng: “Tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ anh nếu rỗi, nhưng tuần
này tôi bận quá. Tôi cần hoàn thành nhiệm vụ cuối tuần này. Và thật tiếc
là tôi không thể giúp anh được!”. Từ chối ngắn gọn nhưng lịch sự là
điều bạn cần làm lúc này.
Hoãn
Bạn có thể
trì hoãn công việc được yêu cầu nếu đang quá bận với nhiệm vụ trước đó.
“Tôi bận trong 2 tuần bởi một thỏa thuận cần được hoàn thành. Ông/Bà có
phiền không nếu tôi bàn giao chậm hơn 1/2 tuần?”. Nếu người khác hiểu
được vấn đề của bạn, họ sẽ cho bạn cơ hội.
Vì vậy, trong thời gian
tới, nếu bạn bận rộn hoặc không sẵn sàng, hoặc có lý do khác để từ chối
làm thêm việc (thậm chí công việc này không phải của bạn và bạn sẽ
không nhận được một khoản thù lao nào), hãy nói “không” một cách vui vẻ
và lịch sự.
Libero
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét