Bước ra từ chốn cùng cực nhất của New York để vào
giảng đường của Trường đại học Harvard danh giá. Một hành trình phi thường của
cô gái Liz Murray. Một câu chuyện của nghị lực và lòng nhân ái được kể trong
cuốn hồi ký của chính nhân vật.
<!-- more -->
Xuất thân từ gia đình có cha mẹ đều nghiện ma túy
và qua đời vì HIV/AIDS, trải qua một tuổi thơ nghèo đói đến mức có lúc phải
nuốt kem đánh răng để chống đói, sống lang thang từ năm 16 tuổi... những tưởng
cuốn tự truyện của Murray sẽ bao phủ một màu u tối. Song ngay từ cái tên
"Đêm đường phố": Hồi ký của sự tha thứ, sống sót và chuyến hành trình
từ vô gia cư đến Harvard, chuyện đời tự kể này đã cho thấy một nghị lực sống
tích cực và lạc quan mà Murray muốn gửi đến độc giả, đặc biệt là giới trẻ.
“Chỉ có bạn là người biết điều gì có thể trước khi ai khác biết điều đó” - Murray chia sẻ.
Vượt lên nghèo khó
29 năm trước, Murray chào đời tại một trong những khu nghèo đói nhất ở Bronx, trong thành phố xa hoa New York. Từ nhỏ, cô và em gái đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình suốt ngày đắm chìm trong ma túy, vét sạch những đồng tiền cuối cùng từ các khoản phúc lợi xã hội vào cơn nghiện. Murray kể trong cơn vật vã, cha mẹ mình đã trộm cả tiền sinh nhật của cô, bán tivi và... cả con gà tây mà nhà thờ cho gia đình cô vào dịp lễ tạ ơn.
Ở trường, với bộ dạng lôi thôi lếch thếch và hôi hám, Murray luôn bị bạn bè xa lánh và bắt nạt. Học là nỗi ám ảnh của Murray bởi “bạn không thể học với một cái bụng rỗng tuếch. Tôi ngồi trong lớp, thầy giáo giảng thì cứ giảng, còn với tôi tất cả những gì muốn làm là nằm xuống vì quá đói”[...] “Chúng tôi nhai nước đá để có cảm giác như đang ăn. Chúng tôi chia nhau một ống kem đánh răng để làm bữa ăn tối”. Cuối cùng, cô bỏ dở chuyện học hành.
Mẹ Murray mất năm cô 15 tuổi vì căn bệnh HIV/AIDS và cha cô không thể trả nổi tiền thuê nhà, họ bị tống ra đường. Gia đình tan nát. Ông Murray được đưa đến trung tâm dành cho người vô gia cư, em gái Murray ở nhờ một người bạn, còn cô bắt đầu những chuỗi ngày lang thang ở các ga tàu điện ngầm, công viên... trộm thức ăn sống qua ngày.
Giấc mơ học hành của Murray tưởng chừng chỉ dừng lại ở những quyển sách tự học mà cô trộm ở cửa hàng để tranh thủ đọc khi được ở nhờ nhà vài người bạn. Song, với nghị lực mạnh mẽ, cô gái trẻ quyết định thay đổi cuộc đời mình bằng việc quay trở lại trường phổ thông năm 17 tuổi và hoàn tất chương trình chỉ trong hai năm. Cơ hội lớn đến với Murray sau đó khi tờ New York Times trao học bổng vào Trường Harvard và cô giành được một suất.
“Tôi luôn tự nhủ một ngày nào đó cuộc đời mình sẽ thay đổi” - Murray kể, dù ban đầu cô cảm thấy mình như một nạn nhân của cuộc đời, một kẻ nổi loạn.
Thành công nhưng không quên giúp đỡ
Giờ đây, ở tuổi 29, với tấm bằng ngành tâm lý học của một trường đại học danh giá, Murray trở thành một diễn giả tài năng bên cạnh những nhân vật lớn như Tony Blair... Cô nói với giới trẻ về những cám dỗ của ma túy và tội ác, khuyên họ đừng đổ lỗi cho số phận mà hãy tiến lên để nắm bắt những cơ hội như cô từng làm được.
Câu chuyện có thật của Murray đã là nguồn cảm hứng cho bộ phim truyền hình "Từ vô gia cư đến Harvard": Câu chuyện của Liz Murray, được sản xuất năm 2007. Cuốn hồi ký mới đây cũng nằm trong danh sách nhửng sách bán chạy nhất của New York Times.
Tuy nhiên, những ký ức về quá khứ dường như chưa bao giờ là nỗi ám ảnh đối với Murray. Cô cho biết vẫn rất yêu thương cha mẹ và họ cũng yêu cô. “Cha mẹ tôi nghiện ma túy nhưng họ cũng là những con người biết yêu thương. Chỉ là họ không thể cho bạn cái mà họ không có”, Murray nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh NPR của Mỹ.
Murray cũng có những hoạt động từ thiện thiết thực như giúp đỡ chương trình cung cấp bữa ăn cuối tuần miễn phí cho 38.000 trẻ em thuộc các gia đình thu nhập thấp trên khắp nước Mỹ. Chương trình dự kiến mở rộng cho 50.000 trẻ em vào cuối năm nay. “Nhiều học sinh không có đủ thức ăn, đó là những điều tôi từng đối mặt khi còn nhỏ” - Murray nói.
Cô cũng sáng lập và điều hành một tổ chức thường thực hiện các buổi hội thảo để hướng dẫn các bạn trẻ mạnh dạn thay đổi cuộc đời mình. “Lớn lên mà không có cha mẹ ở cạnh để có được những lời khuyên, tôi thật sự muốn dùng mọi thứ mình có để giúp đỡ người khác. Nó như tiếng gọi của cuộc đời tôi vậy” - Murray chia sẻ.
Trần Phương (Theo Guardian, MLive)
“Chỉ có bạn là người biết điều gì có thể trước khi ai khác biết điều đó” - Murray chia sẻ.
Vượt lên nghèo khó
29 năm trước, Murray chào đời tại một trong những khu nghèo đói nhất ở Bronx, trong thành phố xa hoa New York. Từ nhỏ, cô và em gái đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình suốt ngày đắm chìm trong ma túy, vét sạch những đồng tiền cuối cùng từ các khoản phúc lợi xã hội vào cơn nghiện. Murray kể trong cơn vật vã, cha mẹ mình đã trộm cả tiền sinh nhật của cô, bán tivi và... cả con gà tây mà nhà thờ cho gia đình cô vào dịp lễ tạ ơn.
Ở trường, với bộ dạng lôi thôi lếch thếch và hôi hám, Murray luôn bị bạn bè xa lánh và bắt nạt. Học là nỗi ám ảnh của Murray bởi “bạn không thể học với một cái bụng rỗng tuếch. Tôi ngồi trong lớp, thầy giáo giảng thì cứ giảng, còn với tôi tất cả những gì muốn làm là nằm xuống vì quá đói”[...] “Chúng tôi nhai nước đá để có cảm giác như đang ăn. Chúng tôi chia nhau một ống kem đánh răng để làm bữa ăn tối”. Cuối cùng, cô bỏ dở chuyện học hành.
Mẹ Murray mất năm cô 15 tuổi vì căn bệnh HIV/AIDS và cha cô không thể trả nổi tiền thuê nhà, họ bị tống ra đường. Gia đình tan nát. Ông Murray được đưa đến trung tâm dành cho người vô gia cư, em gái Murray ở nhờ một người bạn, còn cô bắt đầu những chuỗi ngày lang thang ở các ga tàu điện ngầm, công viên... trộm thức ăn sống qua ngày.
Giấc mơ học hành của Murray tưởng chừng chỉ dừng lại ở những quyển sách tự học mà cô trộm ở cửa hàng để tranh thủ đọc khi được ở nhờ nhà vài người bạn. Song, với nghị lực mạnh mẽ, cô gái trẻ quyết định thay đổi cuộc đời mình bằng việc quay trở lại trường phổ thông năm 17 tuổi và hoàn tất chương trình chỉ trong hai năm. Cơ hội lớn đến với Murray sau đó khi tờ New York Times trao học bổng vào Trường Harvard và cô giành được một suất.
“Tôi luôn tự nhủ một ngày nào đó cuộc đời mình sẽ thay đổi” - Murray kể, dù ban đầu cô cảm thấy mình như một nạn nhân của cuộc đời, một kẻ nổi loạn.
Thành công nhưng không quên giúp đỡ
Giờ đây, ở tuổi 29, với tấm bằng ngành tâm lý học của một trường đại học danh giá, Murray trở thành một diễn giả tài năng bên cạnh những nhân vật lớn như Tony Blair... Cô nói với giới trẻ về những cám dỗ của ma túy và tội ác, khuyên họ đừng đổ lỗi cho số phận mà hãy tiến lên để nắm bắt những cơ hội như cô từng làm được.
Câu chuyện có thật của Murray đã là nguồn cảm hứng cho bộ phim truyền hình "Từ vô gia cư đến Harvard": Câu chuyện của Liz Murray, được sản xuất năm 2007. Cuốn hồi ký mới đây cũng nằm trong danh sách nhửng sách bán chạy nhất của New York Times.
Tuy nhiên, những ký ức về quá khứ dường như chưa bao giờ là nỗi ám ảnh đối với Murray. Cô cho biết vẫn rất yêu thương cha mẹ và họ cũng yêu cô. “Cha mẹ tôi nghiện ma túy nhưng họ cũng là những con người biết yêu thương. Chỉ là họ không thể cho bạn cái mà họ không có”, Murray nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh NPR của Mỹ.
Murray cũng có những hoạt động từ thiện thiết thực như giúp đỡ chương trình cung cấp bữa ăn cuối tuần miễn phí cho 38.000 trẻ em thuộc các gia đình thu nhập thấp trên khắp nước Mỹ. Chương trình dự kiến mở rộng cho 50.000 trẻ em vào cuối năm nay. “Nhiều học sinh không có đủ thức ăn, đó là những điều tôi từng đối mặt khi còn nhỏ” - Murray nói.
Cô cũng sáng lập và điều hành một tổ chức thường thực hiện các buổi hội thảo để hướng dẫn các bạn trẻ mạnh dạn thay đổi cuộc đời mình. “Lớn lên mà không có cha mẹ ở cạnh để có được những lời khuyên, tôi thật sự muốn dùng mọi thứ mình có để giúp đỡ người khác. Nó như tiếng gọi của cuộc đời tôi vậy” - Murray chia sẻ.
Trần Phương (Theo Guardian, MLive)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét