Một số ba mẹ chăm sóc teen từ "A-Z" vì
sợ teen "vất vả", ảnh hưởng đến quỹ thời gian học hành.
Thậm chí, ba mẹ mạnh tay "ép" con vào cái khuôn của những
mục tiêu cần đạt được, những ai nên giao du, mẫu hình nào nên hướng
đến...
Kết quả là teen trở thành "gà công nghiệp", "búp bê tủ kính" trong mắt bạn bè hay một ngày nào đó, teen "vùng lên" trước sự ngỡ ngàng của cha mẹ.
<!-- more -->Kết quả là teen trở thành "gà công nghiệp", "búp bê tủ kính" trong mắt bạn bè hay một ngày nào đó, teen "vùng lên" trước sự ngỡ ngàng của cha mẹ.
Chăm sóc tận răng
Đã làm cha mẹ thì ai cũng muốn con cái luôn được an toàn, không phải vất vả. Song không có nghĩa là chặn hết những va chạm tạo để trưởng thành trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn, một số ba mẹ còn cảm thấy thích thú khi con thể hiện sự "ngây thơ không biết gì".
Đậu đại học, T.H. (Đồng Tháp) được ba mẹ thưởng cho chiếc xe máy. Nhưng từ trước đến giờ, T.H. đi đâu cũng được ba mẹ đưa đón, hoặc có đạp xe đạp thì cũng có mẹ... đạp xe theo sau để "đảm bảo an toàn", vì vậy, cả nhà quyết định: T.H. đi đâu cũng phải chở ba theo.
Rủi thay, đến ngày T.H. thuyết phục được ba mẹ để được "một mình một ngựa” thì xe cán đinh. Cô bạn giải quyết bằng cách: “A lô, ba ơi! Xe con bị cán đinh rồi, ba ra đây đi”. Ba liền gác ngay việc cơ quan, vội vàng đi "ứng cứu" con gái.
P.T. (Q.Bình Tân, TP.HCM) chẳng phải động tay việc gì. Cứ đi học về là T. có ngay ly sữa hay ly nước cam. Uống xong thì lên thẳng phòng nghỉ ngơi, tắm rửa. Đến giờ cơm thì xuống ăn, rồi quay lại phòng. Nhiệm vụ duy nhất của cậu quý tử T. là học. Có lần, bạn nhờ xuống căn tin trường mua giúp cái bánh, T. hết lơ ngơ đến tần ngần không biết nói làm sao để người ta đưa cái bánh cho mình.
Khi teen "vùng lên"
Chỉ việc sống theo "lập trình" của ba mẹ làm teen đến một lúc nào đó khao khát... vùng lên phá bỏ những vỏ bọc. Mỗi teen mỗi cách, nhưng không tránh khỏi những lúc làm ba mẹ từ sững sờ đến đau lòng.
Một hôm, chị L.C. (Q.Thủ Đức, TP.HCM) chở con đến nhà bạn chơi, đúng giờ, chị đến rước con về thì tá hỏa khi biết con đã đi từ trước. Về nhà, đợi đến tối, vẫn không thấy con đâu, lòng dạ chị như lửa đốt. Mấy ngày liền, vợ chồng chị lang thang tìm con.
Một tuần sau, con lủi thủi về. Chồng chị giận, đánh con một trận. Mấy hôm sau, con bỏ nhà đi tiếp. Tìm hiểu nguyên nhân, chị mới biết con bỏ đi vì không muốn theo những gì cha mẹ áp đặt, suốt ngày phải cắm đầu học.
Đã làm cha mẹ thì ai cũng muốn con cái luôn được an toàn, không phải vất vả. Song không có nghĩa là chặn hết những va chạm tạo để trưởng thành trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn, một số ba mẹ còn cảm thấy thích thú khi con thể hiện sự "ngây thơ không biết gì".
Đậu đại học, T.H. (Đồng Tháp) được ba mẹ thưởng cho chiếc xe máy. Nhưng từ trước đến giờ, T.H. đi đâu cũng được ba mẹ đưa đón, hoặc có đạp xe đạp thì cũng có mẹ... đạp xe theo sau để "đảm bảo an toàn", vì vậy, cả nhà quyết định: T.H. đi đâu cũng phải chở ba theo.
Rủi thay, đến ngày T.H. thuyết phục được ba mẹ để được "một mình một ngựa” thì xe cán đinh. Cô bạn giải quyết bằng cách: “A lô, ba ơi! Xe con bị cán đinh rồi, ba ra đây đi”. Ba liền gác ngay việc cơ quan, vội vàng đi "ứng cứu" con gái.
P.T. (Q.Bình Tân, TP.HCM) chẳng phải động tay việc gì. Cứ đi học về là T. có ngay ly sữa hay ly nước cam. Uống xong thì lên thẳng phòng nghỉ ngơi, tắm rửa. Đến giờ cơm thì xuống ăn, rồi quay lại phòng. Nhiệm vụ duy nhất của cậu quý tử T. là học. Có lần, bạn nhờ xuống căn tin trường mua giúp cái bánh, T. hết lơ ngơ đến tần ngần không biết nói làm sao để người ta đưa cái bánh cho mình.
Khi teen "vùng lên"
Chỉ việc sống theo "lập trình" của ba mẹ làm teen đến một lúc nào đó khao khát... vùng lên phá bỏ những vỏ bọc. Mỗi teen mỗi cách, nhưng không tránh khỏi những lúc làm ba mẹ từ sững sờ đến đau lòng.
Một hôm, chị L.C. (Q.Thủ Đức, TP.HCM) chở con đến nhà bạn chơi, đúng giờ, chị đến rước con về thì tá hỏa khi biết con đã đi từ trước. Về nhà, đợi đến tối, vẫn không thấy con đâu, lòng dạ chị như lửa đốt. Mấy ngày liền, vợ chồng chị lang thang tìm con.
Một tuần sau, con lủi thủi về. Chồng chị giận, đánh con một trận. Mấy hôm sau, con bỏ nhà đi tiếp. Tìm hiểu nguyên nhân, chị mới biết con bỏ đi vì không muốn theo những gì cha mẹ áp đặt, suốt ngày phải cắm đầu học.
Hãy cho con những khoảng trời tự do bay nhảy nhất định để con
trưởng thành
Sau lần lúng ta lúng túng khi cầm tiền đi mua bánh ở căn tin, P.T. (Q.Bình Tân, TP.HCM) nhận ra mình cần trưởng thành hơn. Bạn mạnh dạn xin phép ba mẹ cho tham gia hoạt động cộng đồng, du học ngắn hạn. Cả nhà làm liều cho con đi. Không ngờ, P.T. trưởng thành rất rõ, đã có thể nấu những món ăn đơn giản.
Thật hạnh phúc khi được ba mẹ chăm sóc chu đáo, nhưng nếu ba mẹ "lồng kiếng" con thì con sẽ sống thế nào khi một mai ba mẹ không còn ở bên, teen nhỉ?
Trẻ có quyền té vài lần trước khi bước đi thật sự
Những teen được vây quanh bởi “hàng rào phụ huynh” sẽ thiếu hai thứ: một là sự tự tin vào bản thân (mà tự tin là một nửa của thành công), hai là những kỹ năng sống cần thiết (kỹ năng tự lập, chăm sóc và bảo vệ bản thân, giao tiếp xã hội, quản lý cuộc đời..., không có kỹ năng sống thì chắc chắn là sẽ sống dở chết dở).
Song song đó, các "búp bê tủ kính" sẽ nảy sinh 2 hướng phản ứng: cảm giác mình “mong manh dễ vỡ”, luôn muốn dựa dẫm và bị phụ thuộc vào cha mẹ; cảm giác ngột ngạt, bức bối, muốn “nổi loạn” để thoát khỏi "nhà tù mang tên tình thương”.
Khi con nổi loạn, nhiều ba mẹ hốt hoảng dập tắt và càng siết chặt quản lý vì sợ mất con. Đó chỉ là cách đổ dầu vào lửa. Tốt nhất, ba mẹ hãy thương thảo với con, lắng nghe và thấu hiểu để con giải tỏa hết cảm xúc, bức bối bấy lâu. Sau đó, thỏa thuận với con những khoảng trời mà chúng bắt đầu được phép tự do tập bay nhảy.
Ba mẹ nên trao cho con nhiều quyền tự lập hơn, cho phép con tự quyết định những việc cá nhân với sự “cố vấn” của ba mẹ. Nếu cần, có thể hướng dẫn con "cách đi cách đứng" rồi lùi về hậu trường quan sát con từ xa. Nên nhớ rằng trẻ có quyền được té vài lần trước khi bước đi thật sự và phải biết tự đứng lên.
Tình thương cần được thể hiện đúng cách. Cha mẹ nên nhớ, con nhộng phải ra khỏi kén mới hóa thân thành bướm. Nếu không, nó sẽ "chết an toàn trong cái vỏ an toàn".
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM
Tr.Uyên - Nguyển Thắm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét