Tôi tốt nghiệp trung cấp kế toán Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Anh văn giao
tiếp. Lúc đầu tôi đi làm cho một công ty tư nhân, tuy nhiên công việc giống như
thư ký và hay bị sai vặt (do công ty đặt tại nhà giám đốc).
Đến nay tôi chưa xin được việc làm, có lẽ do hồ sơ của tôi? Khi viết hồ sơ, tôi không biết nên trình bày khoảng thời gian đi làm của mình ra sao (bởi thời gian quá ngắn, chỉ một vài tháng và thật sự tôi cũng không tích lũy được kinh nghiệm gì).
Mong các anh chị tư vấn : tôi phải làm sao để xin được việc?
Xin cảm ơn!
Trúc Mai
Có lần em gái giám đốc nhờ tôi chở đi việc riêng, tôi từ chối thì bị chửi mắng. Uất quá tôi xin nghỉ. Sau đó tôi đi làm cho một công ty khác, công việc cũng không liên quan đến kế toán mà tương tự thư ký, bán hàng. Sau một thời gian tôi lại nghỉ.
Đến nay tôi chưa xin được việc làm, có lẽ do hồ sơ của tôi? Khi viết hồ sơ, tôi không biết nên trình bày khoảng thời gian đi làm của mình ra sao (bởi thời gian quá ngắn, chỉ một vài tháng và thật sự tôi cũng không tích lũy được kinh nghiệm gì).
Mong các anh chị tư vấn : tôi phải làm sao để xin được việc?
Xin cảm ơn!
Trúc Mai
*******************************
- Trả lời tư vấn của Huỳnh Duy Tân (Trưởng phòng tư vấn tuyển dụng www.VIPsearch.com) :
Chào bạn,
Chúng tôi hiểu và thông cảm với những khó khăn mà bạn đang gặp phải trên con đường tìm kiếm công việc phù hợp, nhất là khi bạn vừa tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn như sau :
Điều quan trọng đầu tiên khi chúng ta chọn nghề nghiệp là xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi và nghiên cứu kỹ bảng mô tả công việc trước khi ứng tuyển để tránh những trường hợp vội vã trong lúc cần việc làm và sau đó chúng ta cảm thấy chán nản vì công việc không phù hợp chuyên môn. Kinh nghiệm thực tế rất cần thiết. Tuy nhiên kinh nghiệm đúng chuyên ngành mà mình chọn lựa vẫn tốt hơn là những “kinh nghiệm làm việc” khác.
Bạn cũng đừng vội nản lòng khi được chỉ định làm những công việc chưa thật sự liên quan ngay đến chuyên môn. Bởi nếu nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh thoáng hơn thì chúng ta nên xem đây là những bước đầu tiên làm quen với văn hóa của một công ty. Vì công ty cũng cần có thời gian quan sát biểu hiện của bạn trong công việc và tinh thần làm việc trước khi có thể giao cho bạn những trọng trách liên quan trực tiếp đến chuyên môn của mình, nhất là khi bạn mới tốt nghiệp và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều.
Hãy chứng tỏ tinh thần đồng đội, trách nhiệm trong những công việc được giao (dù là nhỏ nhất) và những đóng góp đó của bạn sẽ sớm được công ty ghi nhận một cách xứng đáng.
Về phần trình bày hồ sơ, bạn nên chú trọng những nội dung chính sau :
Mục tiêu nghề nghiệp: Nên xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình và đặt lên đầu hồ sơ. Bạn không nên khái quát chung chung như : tìm kiếm một cơ hội phù hợp, môi trường làm việc nước ngoài, mong muốn thăng chức… mà hãy cụ thể hóa bằng công việc mong muốn và phù hợp với chuyên môn.
Kinh nghiệm làm việc : Bạn không cần phải quá lo lắng khi phần này quá ngắn vì đây là phần nối tiếp liên tục sau thời gian bạn học tại trường, chứ không phải là bạn “nhảy việc” từ công ty này sang công ty khác. Hãy yên tâm là nhà tuyển dụng vẫn sẽ nhận ra được điều này và tạo cơ hội nếu bạn thật sự là một ứng viên phù hợp và tiềm năng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những thành tựu nổi bật trong quá trình học tập hoặc những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được qua các hoạt động mà mình tham gia. Điều này cũng sẽ chứng tỏ bạn là một ứng viên năng động trong mắt nhà tuyển dụng.
Trong quá trình tìm việc, bạn hãy cố gắng thể hiện tinh thần dấn thân, sự tận tụy và tinh thần trách nhiệm cao; điều này sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn ban đầu, đồng thời được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn là kinh nghiệm thực tế (mà điều này phải có thời gian mới đạt được).
Chúc bạn sớm gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp!
(Tuổi Trẻ Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét