Câu chuyện thứ 1: Cửa sổ
Có một người phụ nữ nhiều năm qua không ngừng phàn nàn người phụ nữ nhà đối diện rất lười biếng: “Cô ấy sao không bao giờ giặt sạch quần áo vậy! Xem kìa, quần áo phơi lên vẫn còn lấm tấm bụi bẩn.Không hiểu cô ta giặt quần áo kiểu gì nữa!”.
Cho
đến một ngày, có người bạn đến chơi lại được nghe lời phàn nàn này.
Nhìn ra cửa sổ, người bạn đã thầm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cô cẩn thận
lấy một chiếc khăn lau sạch kính cửa sổ, rồi nói: “Chị nhìn xem, chẳng phải chỗ quần áo ngoài kia đã được giặt sạch rồi sao?”.
Lúc này người phụ nữ kia mới hiểu, hóa ra là do cửa sổ nhà mình bị bẩn.
Trong
cuộc sống chúng ta sẽ gặp không ít những tình huống như người phụ nữ
trên. Nếu chúng ta cũng giống như cô ấy, chỉ chăm chăm để ý đến người
khác mà không nhìn lại chính bản thân mình, thì cuộc sống này sẽ đầy ắp
những lời phàn nàn và phiền nhiễu.
Câu chuyện thứ 2: Nhắc nhở mình
Có
một bà lão ngồi bên đường nhìn thấy bức tường cao cách đó không xa, cảm
thấy như nó sắp đổ sụp. Bà bèn thiện ý nhắc nhở những người qua đường: “Bức tường kia sắp đổ, hãy tránh xa đi thôi!”.
Một người được nhắc nhở cảm thấy khó hiểu vẫn nghênh ngang đi qua. Bà lão lo lắng nói: “Vì sao lại không nghe lời của ta vậy?”. Lại
có người đi tới, bà lão lại ra sức khuyên bảo. Ba ngày trôi qua, rất
nhiều người đi qua đường bên cạnh bức tường kia, vẫn chưa gặp nguy hiểm
gì.
Đến
ngày thứ tư, bà lão cảm thấy có chút kỳ quái, lại có chút thất vọng,
không tự chủ được liền đi tới chân bức tường cẩn thận quan sát, nhưng
đúng vào lúc này bức tường bất ngờ đổ sụp, bà lão bị chôn vùi trong đống
đổ nát.
Lúc bình thường
nhắc nhở người khác rất dễ dàng, rất thanh tỉnh, nhưng có thể làm được
thời khắc lý trí nhắc nhở chính mình mới thật là khó khăn. Cho nên nói, rất nhiều nguy hiểm nguyên do là ở bản thân mình, kết cục bi ai của bà lão cũng là vì như vậy.
Câu chuyện thứ 3: Quả táo ven sông
Có
một vị lão hòa thượng, bên cạnh ông có mấy đệ tử thành kính. Một hôm,
lão hòa thượng dặn dò các đệ tử mỗi người đi lên ngọn núi ở phía Nam
gánh củi trở về. Các đệ tử vội vàng đi lên núi, đi chưa được bao lâu thì
gặp một bờ sông, mọi người tỏ ra kinh ngạc. Chỉ thấy nước lũ từ trên
núi tràn xuống, dù sao thì cũng khó mà mơ tưởng qua sông đốn củi rồi.
Không biết phải làm sao, các đệ tử đành quay trở về mặt mày ủ rũ. Duy
chỉ có một tiểu hòa thượng là vẫn khá thản nhiên. Lão hòa thượng hỏi
nguyên do, tiểu hòa thượng lấy từ trong áo ra mấy quả táo, đưa cho sư
phụ nói: “Không qua sông được, cũng không gánh được củi, thấy bờ sông có một cây táo, con thuận tay hái mấy quả về”.
Về sau, tiểu hòa thượng này là người được sư phụ truyền thụ lại y bát.
Trên
đời này có đi không hết đường, cũng có lúc không qua được sông. Qua
sông không được thì quay đầu trở về. Nhưng người trí tuệ thực sự là
trong lúc cùng đường có thể buông tâm (chán nản, thất vọng) để… hái táo.
Những người nhìn thấy cơ hội trong nghịch cảnh, hi vọng
trong bế tắc sẽ đạt được sự đột phá dù trong giây phút cuối cùng và ngày
càng tiến xa hơn nữa.
Câu chuyện 4: Đạo lý đơn giản
Trước
đây có hai vị đói khát nhận được sự ban ân của một vị trưởng lão: Một
cái cần câu và một cái giỏ đựng rất nhiều cá. Trong đó, một người muốn
có được cái giỏ cá, người kia muốn có cái cần câu, cho nên sau khi chia
xong, hai người họ mỗi người đi một ngả.
Người
có cái giỏ cá bèn đi kiếm củi khô, đun lửa nấu cá lên, anh ta ăn như hổ
đói, ăn nhanh đến nỗi còn không biết mùi vị cá tươi ngon ra sao. Trong
phút chốc, cả giỏ cá đã hết sạch. Chẳng bao lâu sau, anh ta cuối cùng
cũng chết đói bên cạnh giỏ cá trống rỗng.
Còn
người có cái cần câu, ban đầu anh ta tiếp tục cố gắng chịu đói, lê từng
bước khó khăn đi đến bờ biển. Nhưng khi ra đến nơi thì cũng đã sức cùng
khí kiệt, chỉ còn đôi mắt có thể nhìn ra phía đại dương xanh thẳm. Cuối
cùng anh ta cũng đành phải nhắm mắt xuôi tay trong tiếc nuối.
Lại
có hai người nghèo đói khác, cũng được vị trưởng lão ban ân cho một
cái cần câu và giỏ cá. Nhưng mà bọn họ không đường ai nấy đi, mà là cùng
nhau hợp sức đi tìm biển cả.
Hai
người bọn họ mỗi lần chỉ nấu một con cá, sau đó trải qua bao vất vả khó
khăn, cuối cùng cũng đi tới biển. Từ đó về sau, hai người cùng nhau bắt
cá mà sinh sống. Vài năm sau, bọn họ đã có thể dựng được nhà, từng
người một có gia đình con cái, có thuyền đánh cá riêng, cuộc sống ngày
một hạnh phúc an khang.
Một
người chỉ lo lợi ích trước mắt, điều cuối cùng nhận được chỉ là niềm
vui ngắn ngủi; một người có mục tiêu cao xa, nhưng phải đối mặt với thực
tế của cuộc sống.
Vậy nên, chỉ có thể đem lý tưởng và thực tế kết hợp lại, mới có thể trở thành một người thành công. Có đôi khi, một đạo lý đơn giản, lại ý vị thâm sâu đủ để gợi ý cho cả một đoạn đường dài của sinh mệnh.
Bảo Hân biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét