Có một danh nhân từng nói: “Tôi không biết chìa khóa đến thành công là gì, nhưng chìa khóa của thất bại chính là việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người“. Điều đó hoàn toàn đúng.
Sống
trên đời, nếu dành hết tâm trí mình để quan sát thái độ người khác, từ
đó nương theo mà hành xử, chiều lòng họ, thử hỏi cuộc đời bạn có còn ý
nghĩa gì? Khi ấy, phải chăng là bạn đang sống hộ người khác, phải chăng
là muốn trao vận mệnh của mình cho kẻ khác?
Kỳ
thực, mỗi cá nhân sinh ra đều có vận mệnh khác nhau, đều là những cá
tính tự ngã khác nhau, có lòng tự tôn và nguyên tắc sống riêng biệt. Nếu
chỉ biết chạy theo làm đẹp lòng người khác, chẳng phải bạn đã đánh mất
đi giá trị, phẩm chất của mình rồi sao?
Bởi vậy, người xưa nói: “Vạn sự bất cầu nhân”
(ý nói những chuyện trên đời này đừng nên mong cầu vào người khác). Khi
cố lấy lòng người khác, chẳng phải là bạn cũng đang muốn được họ chiếu
cố đến mình đó sao? Thực tế đã chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn viển
vông.
Cuộc
đời và vận mệnh phải do chính mình nắm giữ và an bài. Sống tự tin,
khẳng khái, hướng thiện, bao dung, rồi bạn sẽ có được tất cả những gì
đáng có, rồi bạn sẽ chẳng phải nhờ vả, cậy cục, núp bóng ai. Đạo lý chỉ
đơn giản như vậy.
Cố
gắng lấy lòng người khác còn có một nguyên nhân nữa: Sợ bị tẩy chay,
thù ghét nên cố làm bạn với tất cả. Công bằng mà nói, bạn không thể mong
ở đời không có kẻ thù ghét mình, gây khó dễ cho mình. Cha mẹ, bạn bè,
người thân có thể yêu thương bạn vô tư, chẳng toan tính. Nhưng đồng
nghiệp, đối thủ đôi khi vẫn có thể căm hận bạn dù bạn chẳng làm gì sai.
Cuộc
sống muôn vẻ, muôn màu là vậy. Có người ưu ái bạn thì cũng có kẻ gièm
pha bạn. Có người tôn trọng bạn lại cũng có kẻ coi bạn bằng nửa con mắt
mà thôi. Bởi thế, dẫu cố gắng đến đâu, nhọc lòng thế nào bạn cũng chẳng
thể làm vừa lòng tất cả, chẳng thể đảm bảo rằng mình không còn bị ai thù
ghét.
Nếu
có ai đó thù ghét, cay độc, mỉa mai, chế giễu mình, bạn hãy luôn nhớ
rằng: Trong miệng người khác, bạn không phải là con người bằng xương
bằng thịt. Đã là như vậy, tại sao bạn còn phải thấy thống khổ, còn phải
thấy mất mặt vì những lời đàm tiếu xung quanh? “Cây ngay không sợ chết đứng“, người quân tử thường để ngoài tai lời ong, tiếng ve của kẻ tiểu nhân.
Chỉ cần giữ được phong thái cao, mọi sự tình bên ngoài đều không thể làm bạn khó xử. Cổ nhân nói ấy là cái: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (nghĩa là lấy cái bất biến của tâm mình mà ứng xử với sự biến hoá của cuộc đời).
Vả
chăng, nếu nghĩ thật sâu, có thể nhận ra rằng, bạn là tốt hay xấu hoàn
toàn không thể dựa vào một lời nói bâng quơ của ai đó. Người ta nói bạn
xấu, chắc gì bạn đã xấu. Còn khi họ khen bạn thật tốt, ai có thể khẳng
định bạn hoàn mỹ đến thế đây?
Cặp
mắt thịt của con người chỉ nhìn thấy thân thể bề ngoài, đôi khi đánh
giá tốt xấu, đúng sai cũng chỉ là “trông mặt mà bắt hình dong”. Chẳng ai
có thể nhìn thấu nội tâm và vẻ đẹp thẳm sâu bên trong của bạn. Có phải
như vậy không?
Cuối cùng, bạn hãy luôn ghi nhớ:
Đại bàng không cần tiếng vỗ tay khuấy động cũng tự mình bay bổng vút tận trời cao. Loài hoa hoang dại trong núi sâu không cần có người thưởng thức cũng đua nhau nở.
Làm
người không cầu rằng ai cũng thích mình, chỉ cần bạn luôn chất phác,
bao dung, lương thiện. Làm việc không cần phải giải thích để tất cả
hiểu, chỉ cần bạn tận tâm nỗ lực là đủ rồi!
Vậy mới hay:
Nhân sinh vạn thuở mãi ganh đua
Quay cuồng một kiếp cố được thua
Trăm năm ánh chớp qua như mộng
Mới hay thế sự thảy trò đùa
Quay cuồng một kiếp cố được thua
Trăm năm ánh chớp qua như mộng
Mới hay thế sự thảy trò đùa
Hữu Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét