Dạo
gần đây, mô -típ những câu chuyện về khoảng lặng của con người giữa
cuộc sống tấp nập ngày càng nhiều. Dù là tản văn, tạp văn, truyện ngắn
hay tiểu thuyết đều để lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Đó là thành công
của những câu chuyện ấy trong cuộc sống thời hiện đại.
“Thương nhau để đó” nghe như một bản nhạc buồn. Tôi tự hỏi, có phải vì là một nhạc sỹ nên Hamlet Trương đã thở vào tác phẩm của mình cảm xúc như những nốt nhạc. Đắm say, nồng nàn, nhưng thấm đẫm nỗi buồn. Những nốt nhạc đầy nhẹ nhàng tinh tế cho một tác phẩm tuyệt vời. Tôi cứ nghĩ, nhưng câu chuyện tình yêu này, sao mà quen quen, hóa ra, nó có ở trong tôi, hay trong bất kỳ ai mà thôi. Và rồi tôi nghĩ, khi tình yêu đến, sao con người lại cứ để nó tuột mất. Đừng để tình cảm ấy đứng yêu, nếu đã thương nhau, đừng để đó.
Nội dung cuốn sách không đơn giản là chỉ nói về tình yêu mà còn đâu đó là sự chiêm nghiệm của cuộc sống,những bài học mà bố mẹ từng dạy cho ta,ta đã lỡ quên cũng có thể tìm lại trong trang sách này.Cũng có thể xem những dòng chữ trong trang sách như những lời tâm tư mà 2 cây bút trẻ tuổi này nói hộ lòng ta.Cũng có thể xem đó là những dòng nhật kí của riêng ta,khi lật lại có thể thấy đâu đó hình ảnh ta lúc bé với những bài học nho nhỏ của bố mẹ,với những suy nghĩ không chút hoài nghi về ông già Noel,hình ảnh ta trong mối tình đầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét