Tự
tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi
hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm
được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi
là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào
luyện sự tự tin cho mình?
Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.
1) Ngồi hàng ghế đầu trong lớp:
Vì
sao các bạn thích ngồi ở những hàng ghế phía sau? – Vì các bạn sợ hãi
rằng mình sẽ quá nổi bật, nguyên nhân chính là vì thiếu lòng tự tin: các
bạn sợ đặt mình vào một vị trí mà người khác có thể sẽ dễ dàng thấy
mình thất bại. Nhưng có sự thành công nào mà không liên quan đến sự nổi
bật? Vì vậy, bạn hãy bắt đầu áp dụng nguyên tắc 1: Luôn ngồi ở những
hàng ghế trước để xây dựng lòng tự tin, dù xuất hiện ở bất kỳ hoàn cảnh
nào cũng nên ngồi sát hàng ghế đàu, không sợ bị nổi bật.
2) Thể hiên tài năng của mình khi có dịp:
Nếu
chúng ta có khả năng dù chỉ là đủ để vui chơi như: chơi bóng, nhảy múa,
ca hát, đánh đàn, ngâm thơ…thì cũng đừng e ngại thể hiện tài năng của
mình trước mặt người khác. Đó không phải là chơi nổi, hợm mình hay thiếu
khiêm nhường; khiêm nhường và làm bộ khiêm nhường là hai việc hoàn toàn
khác nhau. Vì thể, nếu hành động của bạn không gây phương hại cho người
khác thì hãy mạnh dạn thể hiện mình, nó có tác dụng rất lớn cho việc
xây dựng lòng tự tin của bạn. Bạn sẽ tự tin hơn khi thấy mình có khả
năng và sẽ rất phấn khởi khi bạn mang lại niềm vui cho người khác.
Hãy yêu thương sẽ hạnh phúc |
3) Học cách nhìn thẳng vào người khác:
Tránh
né ánh mắt của người khác có ý nghĩa là: bạn có cảm giác có tội, hoặc
đã làm những việc mà bạn không muốn cho đối phương biết; Không dám nhìn
thẳng người nói chuyện bởi bạn cảm thấy tự ti, không thể so sánh được
với người đó, đó đều là những biểu hiện không tốt. Bạn hãy nhìn thẳng
vào người khác khi giao tiếp, nó không chỉ giúp bạn giành được sự tin
tưởng, tín nhiệm bởi nó mang ý nghĩa chân thành, quang minh chính đại mà
nó còn củng cố thêm lòng tự tin của bạn.
4) Rèn luyện tài ăn nói:
Dù
bạn có muốn hay không, bạn vẫn luôn phải thông qua ngôn ngữ để thể hiện
chính mình ra bên ngoài. Đây là những cơ hội cho bạn thử sức và đào
luyện sự tự tin tốt nhất. Bạn cần phải nói ra được những lời nói tự đáy
lòng mình, không quan tâm là nó có “trí tuệ” hay không, hẳn nhiên là bạn
sẽ không nói những lời vô bổ, lố lăng, phải không? Nhưng, nếu bạn chỉ
dám phát biểu khi có đủ các phẩm chất “tưởng tượng” như phải có trí tuệ,
phải có trình độ văn hóa, phải cho hay, cho giỏi thì bạn sẽ mãi mãi là
con người bình thường. Đã có biết bao nhân tài bị vùi lấp cũng bởi chỉ
vì nguyên nhân đó: Không biết và không dám thể hiện mình.
Nếu
bạn sẵn lòng đối mặt với nỗi sợ của mình, bạn sẽ có lòng tự tin để có
thể thành công trong cuộc sống, bất cứ việc gì bạn làm! Bạn hãy tập
trung vào những phẩm chất tốt đẹp thay vì cứ lo lắng về những khuyết
điểm của mình. Bạn hãy bắt đầu ngay với sự lo lắng: “Nếu làm vậy, tôi sợ
rằng mình sẽ không phải là người khiêm nhường.”; chẳng có liên quan nào
giữa sự khiêm nhường thực sự và ép mình phải giả bộ để khiêm nhường:
tôi nên thế này để là khiêm nhường, tôi không nên làm thế kia để có sự
khiêm nhường v.v…. Chỉ có sự tự tin, một tổ chất cần phải có để có thể
đi đến thành công, sau đó mới có thể có sự khiêm nhường. Vậy bạn hãy đào
luyện lòng tự tin cho mình ngay từ lúc này, khi còn là học sinh ngồi
trên ghế nhà trường, bạn nhé!
Chúc các bạn luôn vững tin và đạt kết quả tốt trong học tập.
Nghi Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét