Thầy trò Khổng Tử trên đường vân du, một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:
– Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Thưa thầy! Người nhân là người biết thương người, còn người trí là người biết hiểu người.
Khổng Tử khen hay rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
– Thưa thầy! Người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình.
– Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Thưa thầy! Người nhân là người biết thương người, còn người trí là người biết hiểu người.
Khổng Tử khen hay rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
– Thưa thầy! Người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình.
Khổng Tử chịu quá! Ông tiếp tục gọi người học trò thứ ba là Tử Lộ vào và hỏi giống y như câu hỏi hai người học trò trước. Tử Lộ ngẫm nghĩ một lúc rôi thưa:
– Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình, còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!
Khổng Tử rất đổi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
– Bất ngờ thay!
(Theo Thuật xử thế người xưa của Ngô Nguyên Phi)
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Cả ba người học trò hiền ưu tú Tử Cống, Tăng Tử và Tử Lộ đều cùng học với thầy Khổng Phu Tử. Vậy mà khi thầy đưa ra đề tài nhân và trí thì ba người lại có ba câu trả lời với quan điểm khác biệt nhau. Tuy ba đáp án hoàn toàn khác nhau nhưng đều được thầy khen hay, đây quả là một điều bất ngờ thú vị!
Khổng Tử đưa ra câu hỏi về nhân và trí là tình
thương và sự hiểu biết. Cả ba câu trả lời của ba người học trò cộng lại
sẽ cho một đáp án đầy đủ nhất: Biết thương người, thương ta; hiểu người,
hiểu ta và biết làm cho người ta thương mình, hiểu mình.
Trên
bước đường đời, những hành xử trong cuộc sống không ngừng đổi thay, hành
trang chúng ta mang theo là đạo lý làm người, bao gồm cái mà Khổng Tử
gọi là nhân và trí hay như Đức Phật gọi là đại trí và đại bi. Như một
dòng sông có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình
len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng lờ trôi giữa bình nguyên…
thiên hình vạn trạng. Với mỗi hoàn cảnh đều có một cách hành xử phù hợp.
Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi.
Bình nguyên phẳng lặng thì sông kia không cớ gì phải cuốn xoáy, gầm
gào. Con người cũng thế! Có lúc ta vì người và người vì ta; có lúc ta vì
ta và người vì người; theo hoàn cảnh mà hành sự, như thế mới không có
lỗi.
Qua câu hỏi nhân và trí của Khổng Tử, Ngũ Tử Tư ở nước Ngô
(người cùng thời với Khổng Tử) nói: Không thương mình làm sao thương
được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Nhân và
trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc
không thôi! Do đó bất kỳ viêc gì đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó
mà đem chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn
tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.
Câu chuyện trên đây cho ta một
bài học thâm thúy về thuật xử thế. Dùng cái bất biến để ứng với cái vạn
biến. Ba câu trả lời của ba vị học trò hiền danh tiếng của Khổng Tử tuy
khác nhau nhưng bản chất vẫn bất biến thuần khiết nhân và trí một màu
trong suốt dù cuộc đời lên thác xuống ghềnh muôn vàn biến động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét