Bạn thường cảm thấy bị chuột rút, gây đau? Giới
chuyên môn cho biết, tình trạng chuột rút có thể gây ra bởi sự mệt mỏi,
ít vận động, tuần hoàn máu kém, mất nước và thiếu hụt các chất dinh
dưỡng nhất định.
Theo các chuyên gia, để tránh bị chuột rút
do tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra, bạn nên thường xuyên bổ sung
vào cơ thể 5 loại dưỡng chất dưới đây:
<!-- more -->
1. Nước: Khi cơ thể bạn bị mất nước sẽ làm nhiễu loạn mức cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đồng thời gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh cơ, gây đau cơ bắp. Trung bình, mỗi người bài tiết khoảng 3-4 ly nước lớn mỗi ngày qua đường mồ hôi và nước tiểu. Vì vậy, bạn cần bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 8 ly/ngày.
2. Natri: Natri giúp cân bằng mức chất điện giải trong cơ thể, tạo ra xung điện thần kinh và giúp co cơ. Khi mức cân bằng chất điện giải bị rối loạn do thiếu natri, cơ thể sẽ tiến hành hút dinh dưỡng từ các nguồn khác, gây ảnh hưởng đến cơ bắp. Do đó bạn nên bổ sung natri vào cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm.
3. Canxi: Canxi có tác dụng kiểm soát tín hiệu thần kinh cơ trong lúc co duỗi. Vì thế, khi cơ thể thiếu hụt canxi, các tín hiệu thần kinh cơ sẽ không thể kiểm soát, dẫn đến bạn có thể mắc phải các cơn co thắt cơ bắp, gây đau. Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm các loại rau lá xanh, cá đóng hộp và sữa.
4. Magiê: Magiê có chức năng điều chỉnh chất adenosine triphosphate (ATP), vốn là nguồn năng lượng tạo cho sự co cơ được thuận lợi, đồng thời giúp cơ bắp thư giãn. Các loại thực phẩm giàu magiê bao gồm cải bó xôi, các loại hạt, bơ, đậu, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua, chuối, trái cây khô và sô cô la đen.
5. Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các tế bào và dây thần kinh cơ, đồng thời giúp điều chỉnh mức cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu kali là rau lá xanh, quả bơ, mơ khô, chuối, sữa chua, cá hồi, nấm trắng và khoai tây nướng (để cả vỏ).
Nguyễn Niệm (Theo Medicmagic)
<!-- more -->
1. Nước: Khi cơ thể bạn bị mất nước sẽ làm nhiễu loạn mức cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đồng thời gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh cơ, gây đau cơ bắp. Trung bình, mỗi người bài tiết khoảng 3-4 ly nước lớn mỗi ngày qua đường mồ hôi và nước tiểu. Vì vậy, bạn cần bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 8 ly/ngày.
2. Natri: Natri giúp cân bằng mức chất điện giải trong cơ thể, tạo ra xung điện thần kinh và giúp co cơ. Khi mức cân bằng chất điện giải bị rối loạn do thiếu natri, cơ thể sẽ tiến hành hút dinh dưỡng từ các nguồn khác, gây ảnh hưởng đến cơ bắp. Do đó bạn nên bổ sung natri vào cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm.
3. Canxi: Canxi có tác dụng kiểm soát tín hiệu thần kinh cơ trong lúc co duỗi. Vì thế, khi cơ thể thiếu hụt canxi, các tín hiệu thần kinh cơ sẽ không thể kiểm soát, dẫn đến bạn có thể mắc phải các cơn co thắt cơ bắp, gây đau. Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm các loại rau lá xanh, cá đóng hộp và sữa.
4. Magiê: Magiê có chức năng điều chỉnh chất adenosine triphosphate (ATP), vốn là nguồn năng lượng tạo cho sự co cơ được thuận lợi, đồng thời giúp cơ bắp thư giãn. Các loại thực phẩm giàu magiê bao gồm cải bó xôi, các loại hạt, bơ, đậu, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua, chuối, trái cây khô và sô cô la đen.
5. Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các tế bào và dây thần kinh cơ, đồng thời giúp điều chỉnh mức cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu kali là rau lá xanh, quả bơ, mơ khô, chuối, sữa chua, cá hồi, nấm trắng và khoai tây nướng (để cả vỏ).
Nguyễn Niệm (Theo Medicmagic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét