Hiện nay hình thức phỏng vấn
qua điện thoại ngày càng được ưa chuộng và phổ biến hơn do tiết kiệm được thời
gian cho cả hai bên. Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng
vấn này, bạn cần tuân theo những "nguyên tắc vàng" sau :
Đừng tỏ ra bất ngờ và từ chối phỏng vấn
Nếu nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn đề nghị phỏng vấn hoặc để làm rõ một số thông tin, bạn đừng tỏ ra bất ngờ về điều này. Thật sai lầm nếu bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đang bận, bạn chưa sẵn sàng cho kiểu phỏng vấn qua điện thoại, bạn đang ở nơi không thích hợp để trả lời phỏng vấn…
Lựa chọn không gian yên tĩnh
Khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bạn cần chọn địa điểm, vị trí yên tĩnh để nghe rõ những gì người tuyển dụng nói và muốn phỏng vấn bạn. Bạn sẽ gây ấn tượng xấu nếu cứ liên tục hỏi lại người phỏng vấn đang nói gì hoặc cuộc điện thoại bị gián đoạn bởi những tiếng ồn.
Một cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể kéo dài từ 10 phút đến 1 giờ, phụ thuộc vào mục đích của người phỏng vấn và vị trí ứng tuyển của bạn.
Chuẩn bị sẵn sàng
Hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng, kiến thức cơ bản cần thiết để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng. Chú trọng đến những điều liên quan đến sơ yếu lý lịch, mô tả công việc, kinh nghiệm bạn đã tích lũy được, kỹ năng liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển, thông tin về công ty mà bạn đang xin vào...
Cuối cùng, đừng quên chuẩn bị một cây bút và một tờ giấy để ghi lại những gì cần lưu ý cũng như tóm tắt ý chính câu hỏi của nhà tuyển dụng dành cho bạn.
Nếu dùng điện thoại di động, đừng quên sạc pin đầy vì sẽ thật tồi tệ nếu cuộc phỏng vấn bị đứt quãng vì lý do điện thoại hết pin.
Tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong cuộc trò chuyện
Trong suốt cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn hãy tạo tâm lý vững vàng, thái độ thiện chí, hứng khởi, giọng nói và cảm xúc vui vẻ.
Kể cả khi gặp phải những câu phỏng vấn khá “xương”, bạn cũng không nên đối đáp với nhà phỏng vấn theo kiểu bất mãn hoặc thái độ không cầu thị, ví như kiểu: Tại sao lại hỏi tôi câu hỏi này? Câu hỏi này không thích hợp với tôi nên tôi không trả lời, Tôi không hiểu anh nghĩ gì mà hỏi tôi câu đó…
Ngược lại một giọng nói vui vẻ, âm lượng vừa phải, dễ nghe, rõ ràng sẽ là một trong những lợi thế của bạn về sau này.
Đừng quên nói “cảm ơn”
Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn đừng quên nói câu cảm ơn với nhà tuyển dụng, đồng thời hãy bày tỏ bạn thật sự say mê, yêu thích vị trí ứng tuyển. Cuối cùng, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bước tiếp theo bạn phải làm gì.
KHỔNG THU HÀ
Đừng tỏ ra bất ngờ và từ chối phỏng vấn
Nếu nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn đề nghị phỏng vấn hoặc để làm rõ một số thông tin, bạn đừng tỏ ra bất ngờ về điều này. Thật sai lầm nếu bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đang bận, bạn chưa sẵn sàng cho kiểu phỏng vấn qua điện thoại, bạn đang ở nơi không thích hợp để trả lời phỏng vấn…
Lựa chọn không gian yên tĩnh
Khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bạn cần chọn địa điểm, vị trí yên tĩnh để nghe rõ những gì người tuyển dụng nói và muốn phỏng vấn bạn. Bạn sẽ gây ấn tượng xấu nếu cứ liên tục hỏi lại người phỏng vấn đang nói gì hoặc cuộc điện thoại bị gián đoạn bởi những tiếng ồn.
Một cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể kéo dài từ 10 phút đến 1 giờ, phụ thuộc vào mục đích của người phỏng vấn và vị trí ứng tuyển của bạn.
Chuẩn bị sẵn sàng
Hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng, kiến thức cơ bản cần thiết để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng. Chú trọng đến những điều liên quan đến sơ yếu lý lịch, mô tả công việc, kinh nghiệm bạn đã tích lũy được, kỹ năng liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển, thông tin về công ty mà bạn đang xin vào...
Cuối cùng, đừng quên chuẩn bị một cây bút và một tờ giấy để ghi lại những gì cần lưu ý cũng như tóm tắt ý chính câu hỏi của nhà tuyển dụng dành cho bạn.
Nếu dùng điện thoại di động, đừng quên sạc pin đầy vì sẽ thật tồi tệ nếu cuộc phỏng vấn bị đứt quãng vì lý do điện thoại hết pin.
Tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong cuộc trò chuyện
Trong suốt cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn hãy tạo tâm lý vững vàng, thái độ thiện chí, hứng khởi, giọng nói và cảm xúc vui vẻ.
Kể cả khi gặp phải những câu phỏng vấn khá “xương”, bạn cũng không nên đối đáp với nhà phỏng vấn theo kiểu bất mãn hoặc thái độ không cầu thị, ví như kiểu: Tại sao lại hỏi tôi câu hỏi này? Câu hỏi này không thích hợp với tôi nên tôi không trả lời, Tôi không hiểu anh nghĩ gì mà hỏi tôi câu đó…
Ngược lại một giọng nói vui vẻ, âm lượng vừa phải, dễ nghe, rõ ràng sẽ là một trong những lợi thế của bạn về sau này.
Đừng quên nói “cảm ơn”
Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn đừng quên nói câu cảm ơn với nhà tuyển dụng, đồng thời hãy bày tỏ bạn thật sự say mê, yêu thích vị trí ứng tuyển. Cuối cùng, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bước tiếp theo bạn phải làm gì.
KHỔNG THU HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét