Con đường tiến tới thành công không chỉ trải đầy hoa hồng. Bạn
sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại và đôi khi thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng biết cách vượt qua thất bại, bạn sẽ biết cách đạt được thành
công.
Thomas Watson, người thành lập Hãng IBM,
từng nói: "Nếu muốn tăng tỉ lệ thành công, hãy nhân đôi tỉ lệ thất bại". Thất
bại không có nghĩa là kết thúc, điều quan trọng là bạn biết rút ra bài học và
không lặp lại sai lầm trong tương lai.
Dưới đây là một số thất bại thường gặp trong công việc và cách đối mặt với chúng:
Không hoàn thành công việc đúng thời hạn
Bạn cảm thấy thất vọng và buồn khi không hoàn thành dự án quan trọng đúng thời hạn. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng đổ lỗi cho sếp vì đã giao bạn quá nhiều việc hay phàn nàn đồng nghiệp không giúp đỡ bạn.
Trước tiên, bạn nên xem lại bản thân. Liệu bạn đã quản lý thời gian hiệu quả hay chưa? Còn nếu quả thật sếp đã giao bạn thời hạn hoàn thành quá sít sao, hãy gặp riêng sếp và giải thích.
Mâu thuẫn với sếp/đồng nghiệp
Mâu thuẫn với sếp hay đồng nghiệp có thể được coi là một thất bại về giao tiếp trong công việc. Tuy nhiên, nhiều khi bất đồng ý kiến là điều không thể tránh khỏi khi làm việc theo nhóm nhưng hãy tìm cách giải quyết trước khi biến thành một cuộc cãi vã gay gắt.
Ngoài ra khi đồng nghiệp hay sếp có ý kiến không hay về bạn, hãy coi đó là những lời góp ý thay vì phản ứng tiêu cực.
Không thực hiện đúng cam kết
Bạn đã không giao hàng đúng hạn cho khách hàng hay chất lượng sản phẩm không đúng như những gì bạn đã cam kết. Kết quả là bạn nhận được phàn nàn từ khách hàng hay thậm chí mối quan hệ có chiều hướng xấu đi.
Hãy trung thực với khách hàng và nói rằng bạn sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề. Không bao giờ giấu giếm chính sách hay quy trình, thông tin với khách hàng. Chỉ cần họ cảm thấy bạn không trung thực, danh tiếng, nghề nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trốn tránh trách nhiệm
Nếu thường xuyên đưa ra lời biện minh cho những lần thất hứa hay không hoàn thành công việc đúng hạn, bạn sẽ bị mang tiếng là người không đáng tin cậy và thiếu năng lực.
Nếu trường hợp không thể hoàn thành công việc, hãy đối mặt với thực tế và không được trì hoãn. Bạn có thể nhờ sếp, đồng nghiệp giúp đỡ. Trong thế giới cạnh tranh, bạn nên tận dụng sự trợ giúp của người khác thay vì đơn độc hành động và thất bại.
Thực hiện một ý tưởng tồi
Bạn áp dụng ý tưởng của mình vào sản phẩm mới của công ty nhưng thật không may thất bại. Sếp, đồng nghiệp và chính bạn cũng cảm thấy thất vọng về bản thân.
Trước tiên, hãy thừa nhận sai lầm của mình. Đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh chỉ khiến văn phòng thêm căng thẳng và ảnh hưởng mối quan hệ với đồng nghiệp. Sau đó hãy phân tích nguyên nhân thất bại và tìm ra giải pháp khắc phục. Có thể bạn cần nghiên cứu hay thử nghiệm kỹ hơn ý tưởng của mình trước khi bắt tay thực hiện.
Dưới đây là một số thất bại thường gặp trong công việc và cách đối mặt với chúng:
Không hoàn thành công việc đúng thời hạn
Bạn cảm thấy thất vọng và buồn khi không hoàn thành dự án quan trọng đúng thời hạn. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng đổ lỗi cho sếp vì đã giao bạn quá nhiều việc hay phàn nàn đồng nghiệp không giúp đỡ bạn.
Trước tiên, bạn nên xem lại bản thân. Liệu bạn đã quản lý thời gian hiệu quả hay chưa? Còn nếu quả thật sếp đã giao bạn thời hạn hoàn thành quá sít sao, hãy gặp riêng sếp và giải thích.
Mâu thuẫn với sếp/đồng nghiệp
Mâu thuẫn với sếp hay đồng nghiệp có thể được coi là một thất bại về giao tiếp trong công việc. Tuy nhiên, nhiều khi bất đồng ý kiến là điều không thể tránh khỏi khi làm việc theo nhóm nhưng hãy tìm cách giải quyết trước khi biến thành một cuộc cãi vã gay gắt.
Ngoài ra khi đồng nghiệp hay sếp có ý kiến không hay về bạn, hãy coi đó là những lời góp ý thay vì phản ứng tiêu cực.
Không thực hiện đúng cam kết
Bạn đã không giao hàng đúng hạn cho khách hàng hay chất lượng sản phẩm không đúng như những gì bạn đã cam kết. Kết quả là bạn nhận được phàn nàn từ khách hàng hay thậm chí mối quan hệ có chiều hướng xấu đi.
Hãy trung thực với khách hàng và nói rằng bạn sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề. Không bao giờ giấu giếm chính sách hay quy trình, thông tin với khách hàng. Chỉ cần họ cảm thấy bạn không trung thực, danh tiếng, nghề nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trốn tránh trách nhiệm
Nếu thường xuyên đưa ra lời biện minh cho những lần thất hứa hay không hoàn thành công việc đúng hạn, bạn sẽ bị mang tiếng là người không đáng tin cậy và thiếu năng lực.
Nếu trường hợp không thể hoàn thành công việc, hãy đối mặt với thực tế và không được trì hoãn. Bạn có thể nhờ sếp, đồng nghiệp giúp đỡ. Trong thế giới cạnh tranh, bạn nên tận dụng sự trợ giúp của người khác thay vì đơn độc hành động và thất bại.
Thực hiện một ý tưởng tồi
Bạn áp dụng ý tưởng của mình vào sản phẩm mới của công ty nhưng thật không may thất bại. Sếp, đồng nghiệp và chính bạn cũng cảm thấy thất vọng về bản thân.
Trước tiên, hãy thừa nhận sai lầm của mình. Đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh chỉ khiến văn phòng thêm căng thẳng và ảnh hưởng mối quan hệ với đồng nghiệp. Sau đó hãy phân tích nguyên nhân thất bại và tìm ra giải pháp khắc phục. Có thể bạn cần nghiên cứu hay thử nghiệm kỹ hơn ý tưởng của mình trước khi bắt tay thực hiện.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét