Một
nhân viên tiếp thị giàu kinh nghiệm, kiếm được rất nhiều tiền từ công việc của
mình. Rất ít người biết rằng anh ta vốn tốt nghiệp khoa Sử, trước khi làm tiếp
thị, anh đã từng dạy học.
Hồi tưởng lại quãng đời trước, anh tâm sự :
“Trên thực tế tôi là một thầy giáo rất tồi vì bài giảng của tôi rất buồn tẻ, học sinh thì quậy phá, không nghe. Sở dĩ tôi là một thầy giáo tồi vì tôi đã chán ngấy nghề gõ đầu trẻ, chẳng có chút hứng thú để nói…
Cuối cùng, nhà trường đã chấm dứt hợp đồng với tôi. Thực ra khi bị nhà trường cho thôi việc, tôi rất tức giận, nên đã quyết tâm khẳng định mình và may mắn đã tìm ra công việc hợp với khả năng của mình nên mới đạt được những thành công như vậy.
Việc nhà trường cho thôi việc đã làm tôi bừng tỉnh, vì thế, cho đến bây giờ, tôi vẫn còn vui mừng vì bị người ta sa thải. Nếu không có lần vấp ngã, tôi cũng không có khả năng phấn đấu tự cường, để có được như hôm nay”.
Bị sa thải, đối với người khác có thể là vấn đề, nhưng đối với người tiếp thị giàu có này trái lại là cơ hội. Anh ta quyết tâm từ bỏ ngành nghề không thích hợp, có được cơ hội và dũng khí trong sự lựa chọn này. Trong cái không may có lẽ đã ẩn chứa cơ hội thành công.
Trong con mắt những người thành công, vận rủi cũng là cơ hội. Nó thử thách nghị lực của con người, khơi gợi ý chí chiến đấu của con người, nó tôi luyện khí phách của con người, nó cũng đem lại sự lựa chọn và khả năng mới cho cuộc đời. Vì thế, không nên sợ vận rủi, mà nên biết cách nắm bắt cơ hội trong đó.
Vận rủi và vận may thường song hành nhưng những người thành công là những người biết cách hạn chế tối đa vận rủi và nắm bắt tối đa vận may.
Trích từ "Cơ hội đến như thế nào?" – NXB Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét