Các thầy giáo giàu kinh nghiệm
lưu ý thí sinh rằng, cần tuân thủ chiến lược làm bài “dễ trước, khó sau”
với môn Toán, quyết phần tự chọn môn Vật lý ngay từ khâu ôn tập và nắm
chắc lý thuyết môn Hóa học.
Để có tinh thần tốt nhất trong đợt thi đầu tiên (khối A: Toán, Lý, Hóa), thầy Nguyễn Phú Cường, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam, lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản
Để có tinh thần tốt nhất trong đợt thi đầu tiên (khối A: Toán, Lý, Hóa), thầy Nguyễn Phú Cường, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam, lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản
Toán: Tuân thủ phương pháp làm bài “dễ trước, khó sau”
Thầy
Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng, tư vấn:
Trước khi làm bài thi môn Toán, thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định làm
bài trên barem điểm theo năng lực của mình (điểm 10, điểm 9, điểm 8…).
Trên barem điểm đã chọn, sắp xếp lại thứ tự từ câu dễ, câu trung bình và
câu khó. Thí sinh nên tuân thủ chiến lược làm bài này bởi câu dễ làm
sai, không đạt được điểm tối đa thì khả năng trượt ĐH rất lớn.Với toán
tích phân, thầy Phương cho rằng, đề thi chủ yếu ra theo dạng đổi biến số
của lượng giác; tích phân từng phần; ứng dụng tích phân để tính diện
tích, thể tích. Thí sinh cần nắm vững các đặc trưng của nó như: đổi biến
số thì phải đổi cận, đổi vi phân, đổi hàm số. Tích phân từng phần thì
nắm vững công thức, ứng dụng thì phải biết kỹ năng vẽ hình và ứng dụng
công thức hợp lý.Về phương trình lượng giác, thí sinh nên chú ý sử dụng
công thức hạ bậc, góc nhân đôi, góc nhân ba, biến đổi tích thành tổng,
biến đổi tổng thành tích để đặt thừa số chung. Kinh nghiệm về mặt ra đề
thi cho thấy, người sáng tác đề thi đều lấy các biểu thức lượng giác bậc
thấp nhân với nhau, rồi khai triển để làm biến đổi hình thức ban
đầu.Nhiều thí sinh bỏ qua các câu hỏi phụ vì cho rằng rất “lạ”. Thầy
Phương cho biết, các câu hỏi phụ đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức hơn,
có thể thí sinh không hiểu đầu bài, hoặc không chuyển được ngôn ngữ của
đề bài sang các mệnh đề toán học. Đó là khâu yếu của học sinh.
Lý: Quyết phần tự chọn ngay từ khâu ôn tập
Lý: Quyết phần tự chọn ngay từ khâu ôn tập
Theo
thầy Ngô Văn Thành, Tổ trưởng Tổ Vật lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong (TP HCM), trong cấu trúc đề thi ĐH, các phần Cơ và Điện chiếm tỉ
lệ số câu hỏi nhiều gấp rưỡi phần kiến thức còn lại (Quang sóng, Quang
Lượng tử, Hạt nhân nguyên tử, Từ vi mô đến vĩ mô) nên cần dành thời gian
ôn tập phù hợp cho hai phần này. Thầy Thành lưu ý thí sinh chỉ làm phần
chung và một phần tự chọn. Thí sinh cần quyết định chọn phần tự chọn
của chương trình cơ bản hay nâng cao ngay khi ôn tập chứ không nên chờ
đến lúc đọc đề thi.
Làm ngay các câu lý thuyết, câu bài tập đơn giản,
dễ; các câu phức tạp, khó nên lướt qua rồi sau cùng sẽ quay lại giải
quyết nếu còn thời gian. Làm xong câu nào phải trả lời trực tiếp (tô
đen) ngay vào bảng trả lời, không nên đánh dấu thẳng vào đề bài rồi đến
khi làm hết bài mới điền (tô đen) vào bảng trả lời. Loại suy là một
phương pháp quan trọng khi làm trắc nghiệm, cần chú ý dùng cách này để
có thể loại bớt các phương án gây nhiễu và giúp chọn nhanh được đáp án
đúng.
Giải bài tập trắc nghiệm không nhất thiết phải giải như một bài
tập bình thường, trong nhiều trường hợp chỉ cần tìm ra một dữ kiện
trong nhiều dữ kiện đáp án đòi hỏi rồi dựa vào dữ kiện tìm được này có
thể loại suy từ các phương án để tìm đáp án đúng. Không để trống, trả
lời sót một câu nào, khi sắp hết giờ làm bài phải trả lời tất cả các câu
hỏi, dù không chắc chắn đáp án.
Hóa: Nắm chắc lý thuyết
Hóa: Nắm chắc lý thuyết
Thầy
Lê Anh Lực, giáo viên Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Sài
Gòn tri thức, nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là các em phải nắm chắc
được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi nhận được đề thi, các em
nên đọc lướt qua đề và làm những câu hỏi trong khả năng của mình trước,
tuyệt đối không nên làm lần lượt từ trên xuống.
Đề thi ĐH, CĐ môn Hóa
học thường chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi tính toán.
Đối với loại câu hỏi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài và lướt qua
phần đáp án A, B, C, D. Nếu có kiến thức về câu hỏi đó, chắc chắn các em
sẽ loại trừ được 1-2 đáp án sai. Đối với loại câu hỏi tính toán, cần
đọc kỹ đề, nhận định đúng dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài tập
đó. Các định luật (định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo
toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…) và các quy tắc (quy tắc đường
chéo, quy tắc …) giúp ích rất nhiều cho các em đối với loại câu hỏi
này. Cần lưu ý viết và cân bằng phản ứng chính xác.
Các em cần lập
một chiến lược làm bài thi cho riêng mình (phụ thuộc vào kỳ vọng đạt bao
nhiêu điểm của mỗi em). Ví dụ, muốn đạt 6 điểm thì nên tập trung vào
những câu hỏi lý thuyết, những câu hỏi tính toán đơn giản. Không nên quá
sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi
này khi còn thời gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét