Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán,
hóa, sinh); các thầy cô lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài
khó mà nên làm trước các bài cơ bản.
Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán, hóa, sinh); các thầy cô ở trung tâm luyện thi đại học Tân Việt lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản.
Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán, hóa, sinh); các thầy cô ở trung tâm luyện thi đại học Tân Việt lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản.
MônToán: Tuân thủ phương pháp làm bài “dễ trước, khó sau”
(Thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng)
Trước khi làm bài thi môn toán, thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định làm bài trên barem điểm theo năng lực của mình (điểm 10, điểm 9, điểm 8…). Trên barem điểm đã chọn, sắp xếp lại thứ tự từ câu dễ, câu trung bình và câu khó. Thí sinh nên tuân thủ chiến lược làm bài này bởi câu dễ làm sai, không đạt được điểm tối đa thì khả năng trượt ĐH rất lớn.
Với toán tích phân, thầy Phương cho rằng, đề thi chủ yếu ra theo dạng đổi biến số của lượng giác; tích phân từng phần; ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích. Thí sinh cần nắm vững các đặc trưng của nó như: đổi biến số thì phải đổi cận, đổi vi phân, đổi hàm số. Tích phân từng phần thì nắm vững công thức, ứng dụng thì phải biết kỹ năng vẽ hình và ứng dụng công thức hợp lý.
Về phương trình lượng giác, thí sinh nên chú ý sử dụng công thức hạ bậc, góc nhân đôi, góc nhân ba, biến đổi tích thành tổng, biến đổi tổng thành tích để đặt thừa số chung. Kinh nghiệm về mặt ra đề thi cho thấy, người sáng tác đề thi đều lấy các biểu thức lượng giác bậc thấp nhân với nhau, rồi khai triển để làm biến đổi hình thức ban đầu.
Nhiều thí sinh bỏ qua các câu hỏi phụ vì cho rằng rất “lạ”. Thầy Phương cho biết, các câu hỏi phụ đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức hơn, có thể thí sinh không hiểu đầu bài, hoặc không chuyển được ngôn ngữ của đề bài sang các mệnh đề toán học. Đó là khâu yếu của học sinh.
(Thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng)
Trước khi làm bài thi môn toán, thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định làm bài trên barem điểm theo năng lực của mình (điểm 10, điểm 9, điểm 8…). Trên barem điểm đã chọn, sắp xếp lại thứ tự từ câu dễ, câu trung bình và câu khó. Thí sinh nên tuân thủ chiến lược làm bài này bởi câu dễ làm sai, không đạt được điểm tối đa thì khả năng trượt ĐH rất lớn.
Với toán tích phân, thầy Phương cho rằng, đề thi chủ yếu ra theo dạng đổi biến số của lượng giác; tích phân từng phần; ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích. Thí sinh cần nắm vững các đặc trưng của nó như: đổi biến số thì phải đổi cận, đổi vi phân, đổi hàm số. Tích phân từng phần thì nắm vững công thức, ứng dụng thì phải biết kỹ năng vẽ hình và ứng dụng công thức hợp lý.
Về phương trình lượng giác, thí sinh nên chú ý sử dụng công thức hạ bậc, góc nhân đôi, góc nhân ba, biến đổi tích thành tổng, biến đổi tổng thành tích để đặt thừa số chung. Kinh nghiệm về mặt ra đề thi cho thấy, người sáng tác đề thi đều lấy các biểu thức lượng giác bậc thấp nhân với nhau, rồi khai triển để làm biến đổi hình thức ban đầu.
Nhiều thí sinh bỏ qua các câu hỏi phụ vì cho rằng rất “lạ”. Thầy Phương cho biết, các câu hỏi phụ đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức hơn, có thể thí sinh không hiểu đầu bài, hoặc không chuyển được ngôn ngữ của đề bài sang các mệnh đề toán học. Đó là khâu yếu của học sinh.
Môn Hóa: Nắm chắc lý thuyết
(Thầy Lê Anh Lực, giáo viên Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Sài Gòn tri thức)
Nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là các em phải nắm chắc được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi nhận được đề thi, các em nên đọc lướt qua đề và làm những câu hỏi trong khả năng của mình trước, tuyệt đối không nên làm lần lượt từ trên xuống.
Đề thi ĐH, CĐ môn hóa học thường chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi tính toán. Đối với loại câu hỏi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài và lướt qua phần đáp án A, B, C, D. Nếu có kiến thức về câu hỏi đó, chắc chắn các em sẽ loại trừ được 1-2 đáp án sai. Đối với loại câu hỏi tính toán, cần đọc kỹ đề, nhận định đúng dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài tập đó. Các định luật (định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…) và các quy tắc (quy tắc đường chéo, quy tắc…) giúp ích rất nhiều cho các em đối với loại câu hỏi này. Cần lưu ý viết và cân bằng phản ứng chính xác.
Các em cần lập một chiến lược làm bài thi cho riêng mình (phụ thuộc vào kỳ vọng đạt bao nhiêu điểm của mỗi em). Ví dụ, muốn đạt 6 điểm thì nên tập trung vào những câu hỏi lý thuyết, những câu hỏi tính toán đơn giản. Không nên quá sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi này khi còn thời gian.
Trắc nghiệm môn Sinh: Chú ý các câu “cài bẫy”
Ths. Võ Quốc Hiển (Giảng viên khoa Công nghệ sinh học trường ĐH Phương Đông - Hà Nội)
Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên TS cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... vì có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".
Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án "đúng", khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.
Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập thì làm nháp nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác.
Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi, phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian xác định đáp án thì tốt hơn cả nên áp dụng xác suất theo linh cảm đúng của mình.
(Thầy Lê Anh Lực, giáo viên Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Sài Gòn tri thức)
Nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là các em phải nắm chắc được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi nhận được đề thi, các em nên đọc lướt qua đề và làm những câu hỏi trong khả năng của mình trước, tuyệt đối không nên làm lần lượt từ trên xuống.
Đề thi ĐH, CĐ môn hóa học thường chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi tính toán. Đối với loại câu hỏi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài và lướt qua phần đáp án A, B, C, D. Nếu có kiến thức về câu hỏi đó, chắc chắn các em sẽ loại trừ được 1-2 đáp án sai. Đối với loại câu hỏi tính toán, cần đọc kỹ đề, nhận định đúng dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài tập đó. Các định luật (định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…) và các quy tắc (quy tắc đường chéo, quy tắc…) giúp ích rất nhiều cho các em đối với loại câu hỏi này. Cần lưu ý viết và cân bằng phản ứng chính xác.
Các em cần lập một chiến lược làm bài thi cho riêng mình (phụ thuộc vào kỳ vọng đạt bao nhiêu điểm của mỗi em). Ví dụ, muốn đạt 6 điểm thì nên tập trung vào những câu hỏi lý thuyết, những câu hỏi tính toán đơn giản. Không nên quá sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi này khi còn thời gian.
Trắc nghiệm môn Sinh: Chú ý các câu “cài bẫy”
Ths. Võ Quốc Hiển (Giảng viên khoa Công nghệ sinh học trường ĐH Phương Đông - Hà Nội)
Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên TS cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... vì có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".
Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án "đúng", khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.
Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập thì làm nháp nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác.
Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi, phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian xác định đáp án thì tốt hơn cả nên áp dụng xác suất theo linh cảm đúng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét