21. Không nên quá che chở, bảo bọc cho mình và người thân
Không ai trong chúng ta muốn người thân của mình gặp bất kỳ chuyện không may nào, nhưng hãy để họ tự làm chủ cuộc sống của chính họ và chúng ta nên hướng dẫn họ sống một cuộc sống độc lập. Chính việc cứ luôn lo lắng và cố ngăn cản họ làm những gì họ muốn mới là mối nguy hiểm thật sự, và điều đó chỉ khiến chúng ta lo lắng triền miên.
Không ai trong chúng ta muốn người thân của mình gặp bất kỳ chuyện không may nào, nhưng hãy để họ tự làm chủ cuộc sống của chính họ và chúng ta nên hướng dẫn họ sống một cuộc sống độc lập. Chính việc cứ luôn lo lắng và cố ngăn cản họ làm những gì họ muốn mới là mối nguy hiểm thật sự, và điều đó chỉ khiến chúng ta lo lắng triền miên.
Tất cả mọi sự đều chứa đựng rủi ro.
Một số người luôn cảm thấy khổ sở vì lúc nào cũng lo sợ rằng sẽ có những điều nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân họ, với những người thân của họ và con cái họ. Thậm chí người ta càng thấy sợ hãi hơn khi họ không có nhiều việc để lo nghĩ. Như tổng thống Franklin Roosevelt đã từng nói, đôi khi sự sợ hãi còn tệ hơn điều mà chúng ta luôn cảm thấy sợ.
Việc tự giam mình trong nhà hay ngăn không cho con cái chơi thể thao hoặc tránh xa những thứ khác chẳng phải là giải pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn mối nguy hiểm xảy ra. Điều đó đôi khi lại tạo nên một dạng nguy hiểm khác. Chúng ta nên dung hòa hai điều này - phải đưa ra những quyết định sáng suốt khi cần, nhưng cũng đừng quá câu nệ hay lo sợ mà bỏ phí những điều làm cuộc sống của chúng ta đáng sống hơn.
Một số người luôn cảm thấy khổ sở vì lúc nào cũng lo sợ rằng sẽ có những điều nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân họ, với những người thân của họ và con cái họ. Thậm chí người ta càng thấy sợ hãi hơn khi họ không có nhiều việc để lo nghĩ. Như tổng thống Franklin Roosevelt đã từng nói, đôi khi sự sợ hãi còn tệ hơn điều mà chúng ta luôn cảm thấy sợ.
Việc tự giam mình trong nhà hay ngăn không cho con cái chơi thể thao hoặc tránh xa những thứ khác chẳng phải là giải pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn mối nguy hiểm xảy ra. Điều đó đôi khi lại tạo nên một dạng nguy hiểm khác. Chúng ta nên dung hòa hai điều này - phải đưa ra những quyết định sáng suốt khi cần, nhưng cũng đừng quá câu nệ hay lo sợ mà bỏ phí những điều làm cuộc sống của chúng ta đáng sống hơn.
***
Các
nghiên cứu trên hàng ngàn phụ huynh cho thấy việc che chở con cái quá
mức chỉ đem lại những hệ quả tiêu cực, chẳng hạn như chỉ khiến họ càng
thêm lo lắng và ngày càng căng thẳng hơn. Tóm lại, sự bảo bọc quá mức
không hề mang đến sự hài lòng hay thỏai mái trong cuộc sống.
- Voydanoff & Donnelly -
22. Nếu thực sự khát khao và quyết tâm, bạn có thể đạt được những gì mình mong muốn
Chúng
ta thường ít khi để tâm trí mình thật sự tĩnh lặng để có thể suy nghĩ
và nhớ xem mình đã bắt đầu và hiện đang ở đâu. Con người luôn có khuynh
hướng muốn có nhiều hơn, do đó họ thường di chuyển nhanh hơn. Tốt hơn
hết là vào những lúc cần thiết, hãy nhớ và nghiệm lại - bạn sẽ cảm nhận
trọn vẹn những gì đã trải qua, đánh giá những thành quả đạt được cũng
như những điều chưa làm được.
***
Arthur
là một nhân viên điều hành quảng cáo rất có trách nhiệm. Sau khi được
thăng chức ba lần trong vòng một năm, anh cảm thấy mình cần phải làm
việc nhiều hơn trước đây. Càng ngày anh càng tiến gần đến vị trí cao
nhất. Thời gian làm việc sáu ngày trong tuần vẫn chưa đủ, anh mang cả
việc về nhà làm. Sức khỏe anh ngày một đuối đi. Và anh đã lâm bệnh nặng.
Sau ca phẫu thuật tim, Arthur phải nằm tịnh dưỡng trong phòng hồi sức và anh bắt đầu nhìn lại tất cả. Trong suốt thời gian đó, những người bạn và người thân trong gia đình đến thăm anh nhiều hơn so với những năm trước đây. Và Arthur rất trân trọng khỏang thời gian này.
Vợ Arthur
hỏi rằng liệu anh có cần thiết phải làm việc nhiều đến thế không? Rằng
họ có cần thêm nhiều tiền nữa không? Rằng anh có cần phải thăng tiến hơn
không?... Những câu hỏi đó đã khiến Arthur nhìn lại tòan bộ cuộc đời
mình một cách nghiêm túc - một điều anh chưa bao giờ làm khi còn miệt
mài với công việc - và anh chợt nhận ra rằng những thành quả đạt được
dường như là quá nhiều so với những gì anh thực sự cần đến, và điều quý
giá nhất chính là cơ hội được gắn bó lại với gia đình.
***
Một cuộc nghiên cứu tiến hành trên một số chuyên gia cho thấy, gần một nửa trong số họ không hề cảm thấy hài lòng ngay cả khi đã đạt được mục tiêu, bởi họ đã không biết đánh giá cao những thành tích của mình mà thay vào đó, lại có những suy nghĩ rất tiêu cực và vô lý về chính bản thân họ.
- Thurman -
23. Hãy nhận biết rằng những niềm tin đều có giá trị riêng
Niềm tin thật sự vào một điều gì đó hay niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo có thể hướng suy nghĩ của chúng ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó làm cho ta nhận biết rằng thế giới này thật phong phú, có nhiều điều không thể hiểu hoặc lý giải được. Và chúng ta hãy khám phá nó khi có thể.
Niềm tin thật sự vào một điều gì đó hay niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo có thể hướng suy nghĩ của chúng ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó làm cho ta nhận biết rằng thế giới này thật phong phú, có nhiều điều không thể hiểu hoặc lý giải được. Và chúng ta hãy khám phá nó khi có thể.
Mọi khía cạnh của cuộc sống đều chứa đựng những điều bí
ẩn và cả những điều cần khám phá và trân trọng. Niềm tin mang đến cho
chúng ta điểm tựa, những lời giải cuộc sống - nhất là đối với những ai
đã va chạm, vất vả, trải nghiệm nhiều với thực tế cuộc sống.
***
Doris
đã bước vào tuổi 70. Bà từng bị đột quỵ tim hai lần và hiện đang mắc
phải căn bệnh ung thư. Theo kết quả chẩn đóan y học thì lẽ ra bà đã
chết. Nhưng bà không những không chết mà vẫn đang vui vẻ thăm các cháu
của mình và dành thời gian gặp gỡ những sinh viên y khoa để thảo luận về
tầm quan trọng của niềm tin tôn giáo đối với sự sống còn của mình. Và
Doris tin rằng nếu không có niềm tin vào tôn giáo, bà hẳn đã không thể
sống nổi.
Lời phát biểu của bà đã nhận được sự đồng tình từ những
nhà nghiên cứu tại đại học Y Harvard, Viện Y tế Quốc gia, và vô số các
trung tâm khác. Theo các kết quả nghiên cứu của họ, đời sống tinh thần
tích cực và niềm tin sẽ có tác dụng trực tiếp giúp chúng ta sống mạnh
khỏe hơn, vui và hạnh phúc hơn.
Có lẽ các bác sĩ cũng chẳng cần phải lý giải điều đó. Thực tế đã chứng minh rằng niềm tin và tôn giáo có vai trò tích cực: "không phải bởi nó giúp chúng ta biết được tất cả những câu trả lời, mà vì nó luôn đưa ra câu trả lời hay nhất, điều đó có được là nhờ vào niềm tin".
Có lẽ các bác sĩ cũng chẳng cần phải lý giải điều đó. Thực tế đã chứng minh rằng niềm tin và tôn giáo có vai trò tích cực: "không phải bởi nó giúp chúng ta biết được tất cả những câu trả lời, mà vì nó luôn đưa ra câu trả lời hay nhất, điều đó có được là nhờ vào niềm tin".
Nghiên
cứu về tác động của niềm tin riêng hay tôn giáo đối với sự hài lòng
trong cuộc sống cho thấy: bất kể là niềm tin, tôn giáo nào, những ai
mang trong mình một niềm tin và tinh thần mạnh mẽ đều vượt qua được
những khó khăn và hài lòng với cuộc sống của mình.
- Gerwood, LeBlanc & Piazza -
24. Hãy thực hiện những điều bạn đã hứa
Không
ai làm chậm sự tiến bộ cũng như làm giảm lòng nhiệt thành hơn những
người chỉ nói nhưng không bao giờ làm. Việc tòan tâm tòan ý với những dự
định trong tương lai đóng một vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành,
công việc và cuộc sống của bạn.
***
Một
người chuyên bán xe cũ giới thiệu cho bạn một chiếc xe. Đồng hồ đo cây
số hiện đang chỉ số 017000. Chiếc xe đã được sử dụng khỏang 5 năm. Ngay
lúc ấy, bạn sẽ nghĩ ngay rằng nó hẳn đã chạy được 107000 km, nhưng người
bán xe lại nói rằng nó chỉ mới chạy 17000 km thôi, rằng chiếc xe hơi
này là do một phụ nữ lớn tuổi sở hữu và bà ta ít khi dùng đến nó. Bạn có
tin lời ông ta không khi quan sát và phát hiện rằng chiếc xe đã xuống
cấp và cũ mèm?
Có lẽ bạn sẽ liên tưởng đến những câu chuyện tương tự mà bạn đã từng được nghe kể về những tay bán xe thiếu trung thực và sẽ không còn tin nữa. Những người bán xe cũ thường thiếu một nền tảng quan trọng trong giao tiếp tích cực: đó là sự tín nhiệm.
Có lẽ bạn sẽ liên tưởng đến những câu chuyện tương tự mà bạn đã từng được nghe kể về những tay bán xe thiếu trung thực và sẽ không còn tin nữa. Những người bán xe cũ thường thiếu một nền tảng quan trọng trong giao tiếp tích cực: đó là sự tín nhiệm.
Chúng ta
cần phải tin rằng người khác đang nói sự thật nếu chúng ta thật sự tôn
trọng họ, hãy lắng nghe và tin tưởng họ. Quy luật này cũng áp dụng trong
gia đình và môi trường làm việc. Và bạn không thể mong đợi sẽ nhận được
lòng tin của người khác một khi đã thất hứa, ngay cả trong trường hợp
bạn có ý định tốt nhất.
Hãy nhớ rằng sự tín nhiệm giống như đáy của con tàu. Nếu nó có lỗ thủng, dù nhỏ hay lớn, thì hậu quả đều khó lường.***
Những
mối quan hệ tốt đẹp và không tốt đẹp dường như đều có những mâu thuẫn
khá giống nhau. Chỉ có điều là trong các mối quan hệ tốt đẹp, người ta
xem việc cam kết thực hiện những thay-đổi-đã-được-nhất-trí là quan trọng
hơn, làm cho các mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn và làm cho những
người liên quan cũng được cảm thấy hạnh phúc hơn.
- Turner -
25. Sẽ không có người chiến thắng trong những cuộc gây hấn với người thân
Ngọai
trừ những cuộc tranh luận về chuyên môn nhằm mục đích phân tích, góp ý -
thì hầu hết các lần tranh cãi đều dẫn đến một kết quả chẳng lấy gì làm
vui vẻ - ngay cả khi bạn đúng, bạn cũng chẳng đạt được gì ngòai việc trở
nên đối nghịch với ngừơi đối diện.
Không có kẻ chiến thắng trong
các cuộc tranh cãi nặng lời. Hãy nhớ rằng - mối quan hệ giữa bạn với
người đối diện quan trọng biết bao so với vấn đề mà bạn và họ đang phải
đối đầu. Sự cố chấp, chỉ trích thái quá thường xuyên trong những mối
quan hệ làm tăng sự căng thẳng và làm giảm đi hạnh phúc của cuộc sống.
***
Bạn có cho rằng lúc nào bạn cũng đúng? Và bạn có cho rằng đó quả là một điều tuyệt vời?
Adam lúc nào cũng đúng. Ít ra là anh nghĩ như vậy. Cho dù đó chỉ là một câu hỏi tầm phào hay một thắc mắc đơn giản như làm cách nào dán giấy lên tường hiệu quả nhất, Adam đều biết câu trả lời. Khi gia đình tranh luận với anh về một điều gì đó, Adam luôn bắt đầu bằng một cuộc hạch hỏi. Anh luôn yêu cầu họ nói cho anh biết tại sao họ không đồng ý, rồi cố nắm lấy một điểm mâu thuẫn trong lập luận của họ để đặt ra hàng lọat câu hỏi như một luật sư muốn buộc một nhân chứng khả thi thú nhận tội lỗi của mình.
Adam lúc nào cũng đúng. Ít ra là anh nghĩ như vậy. Cho dù đó chỉ là một câu hỏi tầm phào hay một thắc mắc đơn giản như làm cách nào dán giấy lên tường hiệu quả nhất, Adam đều biết câu trả lời. Khi gia đình tranh luận với anh về một điều gì đó, Adam luôn bắt đầu bằng một cuộc hạch hỏi. Anh luôn yêu cầu họ nói cho anh biết tại sao họ không đồng ý, rồi cố nắm lấy một điểm mâu thuẫn trong lập luận của họ để đặt ra hàng lọat câu hỏi như một luật sư muốn buộc một nhân chứng khả thi thú nhận tội lỗi của mình.
Gần như lúc nào Adam cũng thắng cuộc và nhận được sự nhượng
bộ từ những "nhân chứng" của mình. Vấn đề là, nhân chứng của Adam không
phải là một tội phạm trong tòa án mà chỉ là một người bạn hay một người
thân có quan điểm khác anh. Một số bạn bè anh cho rằng - thật chẳng
đáng để phải bất đồng với Adam. Những người khác thì nói rằng thậm chí
chẳng đáng trò chuyện với anh, vì họ chẳng biết được khi nào thì một đề
tài sẽ bùng nổ thành một cuộc tranh cãi. Adam đã thắng mọi trận đánh
nhỏ, nhưng lại thua trong một cuộc chiến vô hình. Anh đã để mất những cơ
hội nếm trải những giây phút thú vị bên những người anh quan tâm.
- O'Connor -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét