Thời trẻ, dòng sông có lẽ vì không hiểu biết, vì từ khi sinh ra đã rất
hiếu động, gặp những khúc sông bị chặn lại, nó cứ thế xông thẳng vào,
dường như là tìm đến cái chết, nhưng lại không chết, chỉ là giống như
việc nhảy từ trên cao vài trăm mét xuống, tạo nên cảnh tượng hết sức kì
vĩ. Con người cũng vậy, thời trẻ tuổi tràn đầy niềm tin, sức khỏe dồi
dào khiến trời đất cũng phải rung động.
Thác nước chính là kì tích khi sông lớn gặp nhau.
Sự đau khổ trong lòng chẳng vơi đi, mà vẫn cứ hiển hiện, cứ đi, đi mãi, kì tích sẽ xuất hiện thôi.
Một vị hòa thượng của học viện Phật giáo trong buổi dạy của mình đã treo một tấm bản đồ Trung quốc và hỏi:
-“Hệ thống sông ngòi trên bản đồ này có gì đặc biệt?”
-“Đều không phải là dòng chảy thẳng tắp mà các sông đều ngoằn ngoèo.”
-“Tại sao sông không chảy theo đường thẳng mà lại cứ phải là đường vòng?”
Một học tăng nhanh nhảu nói: “Có người nói, chảy ngoằn ngoèo, để kéo
dài lộ trình dòng chảy, tích trữ lưu lượng dòng chảy nhiều hơn, khi mùa
hè nước lũ lên, con sông không thể vì đầy nước mà gây ngập lụt. Lại có
người nói, lộ trình dòng sông kéo dài ra, lưu lượng nước ở các khúc sông
sẽ làm giảm lực va đập của nước sông vào hai bên bờ nhờ vậy cũng giảm
đi, và đây cũng là cách để bảo vệ lòng sông”…
“Tất cả đều rất có lý!’’ Vị hòa thượng nói tiếp: “Việc đi
đường vòng là chuyện bình thường trong cuộc sống, đi đường thẳng mới
chính là điều bất thường, nhưng nguyên nhân căn bản chính là dòng sông
cứ chảy về phía trước sẽ gặp phải rất nhiều vật cản, không thể vượt qua,
chỉ còn cách đi đường vòng, vòng đi vòng lại, để tránh các vật cản, và
cuối cùng thì đổ ra đại dương mênh mông.”
Học tăng bỗng nhiên hiểu ra vấn đề và nói: “Đời người cũng giống như
dòng sông vậy, khó khăn, thất bại là chuyện hết sức bình thường, chúng
ta không được bi quan, thất vọng, và cũng đừng thở ngăn than dài, trì
trệ không bước lên phía trước. Có điều, nếu bước tiếp là phải thay đổi
hướng đi, phương pháp, lối đi khác, và cứ thế bước vào cuộc đời.”
Vị hòa thượng nói: “Thông thường khi con người gặp khó khăn họ
lại đi đường vòng, mục đích cũng chỉ là để bảo vệ cho bản thân, cũng
giống như dòng chảy của dòng sông, cứ chảy dài mãi, cuối cùng cũng đổ ra
đại dương. Nhưng khi đến vùng hạ lưu, những hạt phù sa lắng lại. càng
chảy càng chậm lại, nếu như bắt nó phải quay lại chẳng phải là sẽ rất
đau lòng hay sao?”
Thời trẻ, dòng sông có lẽ vì không hiểu biết, vì từ khi sinh ra đã rất
hiếu động, gặp những khúc sông bị chặn lại, nó cứ thế xông thẳng vào,
dường như là tìm đến cái chết, nhưng lại không chết, chỉ là giống như
việc nhảy từ trên cao vài trăm mét xuống, tạo nên cảnh tượng hết sức kì
vĩ. Con người cũng vậy, thời trẻ tuổi tràn đầy niềm tin, sức khỏe dồi
dào khiến trời đất cũng phải rung động.
Cuộc đời chúng ta luôn đi tìm và bảo vệ chân lý nhưng cũng gặp nhiều khó
khăn, thử thách, nhưng rồi cũng trở thành câu chuyện đầy cảm động lòng
người. Có những kì tích như vậy mới thấy được chúng ta đã không sống
lãng phí đời này. Cuộc đời con người nếu cứ là một đường thẳng, nếu ta
cứ sống mãi như vậy đến già thì chưa đủ.
Người dịch: Vũ Thùy Dương
Bài viết được dịch độc quyền bởi Qtcs.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét