Lợi Ích Và Cách Rèn Luyện Thói Quen Đọc Sách

Nhà bác học Edison đã từng nói “Ngừng đọc sách là ngừng tư duy”. Điều đó cho chúng ta thấy đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là nó làm cho tư duy con người phát triển và hoàn thiện về mọi mặt từ tri thức, văn hóa tinh thần cho đến đạo đức làm người.

Kỹ năng sống mới nhất - Lợi ích và cách rèn luyện thói quen đọc sách Kỹ năng sống mới nhất – Lợi ích và cách rèn luyện thói quen đọc sách
Đọc sách là biện pháp tự học hữu hiệu nhất, thiết thực nhất và ai cũng có thể làm được. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn mà đôi lúc chúng ta không nhận ra, đó là: 

1. Giảm căng thẳng

Khi gặp một vấn đề khó khăn phải đối mặt hoặc sau một ngày lao động đầy áp lực, mệt nhọc, tâm trạng của bạn sẽ trở nên căng thẳng và dồn nén. Nhưng tất cả sẽ tan biến đi nếu bạn tạm gác qua mọi chuyện và bắt đầu bằng một cuốn tiểu thuyết với những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hay những mẫu chuyện vui, hài hước hoặc những câu chuyện đời thường về một tấm gương biết vượt khó vươn lên và thành đạt trong cuộc sống… 

2. Giải trí lành mạnh, tiết kiệm chi tiêu

Rèn luyện thói quen đọc sách, bạn sẽ tận dụng được mọi khoảng thời gian rãnh rỗi cho việc giải trí lành mạnh, bổ ích, không vướn vào các tệ nạn xã hội, không tham gia vào các cuộc nhậu, bài bạc thâu đêm suốt sáng, không dính vào những cuộc tình “sớm nở, tối tàng” để giải tỏa nỗi buồn nơi đất khách. Và cũng vì thế bạn sẽ tiết kiệm được các khoản chi cho các hoạt động giải trí khác, các khoản chi tiêu cho những cuộc nhậu, những sòng bài hay thậm chí là các khoản “tình phí”…. 

3. Nâng cao trình độ, tự tin trong giao tiếp, ứng xử 

Đọc sách nhiều sẽ mang lại vốn kiến thức, hiểu biết rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp tư duy, nhận thức của bạn ngày càng sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Điều đó sẽ giúp các bạn tự tin hơn vào bản thân trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả. 

 

4. Nâng cao tay nghề, cải thiện phong cách làm việc


Để phục vụ tốt hơn cho công việc, bạn nên tìm đọc những cuốn sách có liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn của mình. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, kiến thức, hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về nghề nghiệp mình đang làm. Khi đã có vốn kiến thức, hiểu biết chắc chắn về chuyên môn, nghề nghiệp, tay nghề của bạn sẽ được nâng lên, phong cách làm việc sẽ chuyên nghiệp hơn, từ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động chắc chắn sẽ tốt hơn.

ky-nang-song-loi-ich-va-cach-ren-luyen-thoi-quen-doc-sach-1

5. Xây dựng nhân cách tốt 

Sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống; những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương, thấu hiểu đồng loại, biết chia sẻ những điều khó khăn trong cuộc sống, biết lên án, chê trách những thói hư, tật xấu, những hành vi trái đạo đức, chuẩn mực xã hội đời thường, từ đó hình thành cách nghĩ, cách nhìn tích cực hơn, luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh.



Tuy nhiên, để đọc sách hiệu quả các bạn phải xác định: mục đích đọc sách để làm gì? Đọc những loại sách nào? Và đọc như thế nào? Khi xác định được mục đích, bạn sẽ chọn được loại sách phù hợp để đọc và khi đã lựa chọn được loại sách phù hợp bạn phải biết cách đọc như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Để rèn luyện thói quen đọc sách của bạn, xin mách bạn 6 bước sau:

1. Tất nhiên, kiếm một cuốn sách


Tìm cái gì đó mà bạn có thể đọc như: sách, tạp chí, báo, tiểu thuyết… Điều quan trọng là nội dung của nó phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của bạn và phải không quá dài. Nếu không bạn sẽ “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” hay nói vui hơn là bạn sẽ bị “vỡ đòn”.



2. Thực hành thói quen đọc sách cho bạn


Bây giờ bạn đã tìm thấy những gì bạn thích đọc; bắt đầu đặt mục tiêu mỗi ngày 15 phút đọc sách. Trong thời gian này, bạn không phải quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ đọc sách của bạn. Sau 15 phút, bạn có thể đóng tài liệu đọc của bạn và làm một cái gì đó khác. Thực hành như vậy mỗi ngày sẽ làm cho ta có một thói quen. Sau khi bạn đã quen với thói quen này, bạn có thể tăng thời gian bạn cần phải đọc trong một ngày đến 20 hoặc 30 phút.

3. Không từ bỏ


Nếu bạn thấy rằng bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ ở bước trên; chẳng có gì phải xấu hổ với bản thân. Hãy nhớ rằng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc! Bạn chỉ cần cố gắng một lần nữa và một lần nữa cho đến khi bạn đạt được nó.

4. Không đặt quá nhiều áp lực, mục tiêu vào chính bạn


Việc này không phải đùa. Nếu bạn đang cảm thấy áp lực với mục tiêu của mình thì bạn hãy từ bỏ nó đi. Bởi khi bạn tập thói quen là đọc sách là lúc thoải mái nhất, chẳng có bài kiểm tra nào mà bạn phải làm khi đọc sách. Đọc sách là cho vui, không áp lực. Do đó, không đẩy mình quá khó khăn nếu không sẽ phản tác dụng.

5. Trước khi bạn đọc một cuốn sách, xem qua phần tóm tắt giới thiệu, mục lục để hiểu ý tưởng cuốn sách viết gì


Hầu hết các cuốn sách đều có phần mở đầu và mục lục, dựa vào đó bạn có thể hiểu được ý tưởng cuốn sách viết về điều gì. Điều này tránh làm mất thời gian của bạn nếu cuốn sách đó không phù hợp với bạn.

ky-nang-song-loi-ich-va-cach-ren-luyen-thoi-quen-doc-sach-3

6. Có thể tham khảo ý kiến phản hồi của các độc giả khác để quyết định có nên đọc cuốn sách đó không


Việc này cũng quan trọng, bởi xung quanh ta có rất nhiều người có sở thích và thói quen đọc sách thường xuyên. Tuy có thể khác sở thích nhưng ít ra bạn cũng có thể biết được cuốn sách bạn sắp đọc hấp dẫn, lôi cuốn đến mức nào.


Các “Giáo sư hàn lâm” nói về lý thuyết thì rất nhiều, điều quan trọng là cách làm và mức độ kiên trì của bạn.


Tóm lại, sách là người bạn gần gũi, hữu ích nhất với mỗi người chúng ta. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao tri thức, tầm hiểu biết, góp phần tự hoàn thiện bản thân.

Tổng hợp từ Internet

2 nhận xét: