Tên gọi Sài Gòn có từ bao giờ và nghĩa ra sao, qua lịch sử mấy trăm năm, đã thấy nhiều cuộc tranh luận gây cấn, đưa ra không ít l. lẽ công phu, mà éo le thay, đến nay vẫn chưa thể xác quyết chung cuộc. Vậy thì, người Sài Gòn là như thế nào, chẳng thể nào chỉ ra cặn kẽ cho được, nhưng vẫn có người Sài Gòn đấy, không chỉ về phong thổ, nơi cư trú, hay hành chính, mà còn cả văn minh, văn hóa, tập quán, bản sắc và tâm tính…
Phân biệt hay định nghĩa thế nào là người Sài Gòn rất khó, nhưng nếu sống tại thành phố này đủ lâu, nhận ra được người Sài Gòn khá dễ… Có người Sài Gòn nói giọng Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Huế, rồi giọng Thanh - Nghệ - Tĩnh, rồi giọng Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Giang… Có người Sài Gòn nói tiếng Hoa, tiếng Khmer, Chăm…, mà hình như, cả 54 dân tộc đều có đủ. Có người Sài Gòn chưa bao giờ có quốc tịch Việt Nam và chưa thông thạo tiếng Việt…
Không đi vào định nghĩa hay đôi co, phân định thế nào là người Sài Gòn, thế nhưng qua các nhân vật được chọn lựa có chủ đích, tác giả vẫn làm cho ta thấy được cốt cách của thị thành này.
Những nhân vật của Hiền Hòa có thể được nhiều người biết đến, hoặc ít hơn, nhưng trong tự thân công việc họ đã có những đóng góp thiết thực, bền vững. Người phương Nam hay người Sài Gòn thích kiểu sống thực tế, nói không tin, làm mới tin - sách này chỉ ra được phong thái đó.
Hãy chú ý đến tất cả những cái tựa, tác giả không đơn thuần dùng để phác họa cốt cách một người cụ thể, mà còn muốn nhận diện thành phố này. Liên kết các tựa với nhau, nó cho ta thấy các đặc trưng cốt yếu của Sài Gòn.
Và cuối cùng bằng kinh nghiệm sống phong phú của ngòi bút từng trải, văn phong giàu chất thơ..., sách mang lại cho người đọc những trang viết thông minh, gần gũi.
Mục lục :
Thay lời tựa
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (1933) - Sài Gòn sầu đông
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (1968) - Sài Gòn phản biện
Thi sĩ Bùi Giáng (1926 -1998) - Sài Gòn du côn
Thi sĩ Đồng Chuông Tử (1980) - Sài Gòn xe ôm
Nhà phê bình Đỗ Long Vân (1934 -1997) - Sài Gòn vô kỵ
Nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng (1967) - Sài Gòn đạm thanh
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (1939) - Sài Gòn sẻ chia
Nghiên cứu sinh Alec Schachner (1986) - Sài Gòn dễ thở!
Chỉnh “Bass” (1946) - Sài Gòn thoáng mở
Sa “guitar” (1988) - Sài Gòn quyến luyến
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926 - 2000) - Sài Gòn phôi pha
Kiến trúc sư Vũ Hà Tuệ (1981) - Sài Gòn tái thiết
Nhà sưu tập Nguyễn Xuân Oánh (1921 - 2003) - Sài Gòn lý tính
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn (1968 - 2012) - Sài Gòn xúc động
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng (1952) - Sài Gòn “cãi cọ”
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân (1966) - Sài Gòn hệ thống
Điêu khắc gia Mai Chửng (1940 - 2001) - Sài Gòn mộng du
Điêu khắc gia Trần Việt Hưng (1968) - Sài Gòn tỉnh mộng
Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh (1925 - 1989) - Sài Gòn lặng lẽ
Nhiếp ảnh gia Trần Trung Lĩnh (1977) - Sài Gòn xô bồ
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (1958) - Sài Gòn phóng khoáng
Nghiên cứu sinh Ngô Anh Thư (1984) - Sài Gòn chuyển đổi
Danh ca Tuyết Loan (1950) - Sài Gòn vô tư
Nghệ sĩ Lê Cát Trọng Lý (1987) - Sài Gòn sắt son
Nhà văn Trần Thị NgH (1948) - Sài Gòn thẳm đau
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (1977) - Sài Gòn buồn ghiền
Họa sĩ Bé Ký (1938) - Sài Gòn “tốc họa”
Họa sĩ Lim Khim Katy (1978) - Sài Gòn “tĩnh họa”
Nhà văn Trùng Dương (1944) - Sài Gòn nghịch lưu
Nhà văn Lynh Bacardi (1981) - Sài Gòn hợp lưu
Hoa khôi “xà bông” Ba Thiệu (1876 - 1894) - Sài Gòn lưu danh
Hoa khôi “vết sẹo” Ngô Thanh Vân (1979) - Sài Gòn nức tiếng
Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (1920 - 2002) - Sài Gòn lướt qua
Nghệ sĩ điêu khắc Hoàng Himiko (1976) - Sài Gòn ở lại
Xin mời các bạn download Ebook (mobi + epub) :
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét