Để xây dựng doanh nghiệp thành công, đừng chỉ tin vào những lý thuyết
suông. “Khách hàng luôn đúng” ư? Điều đó không hẳn đúng trong mọi trường
hợp. Bạn phải không ngừng nỗ lực học hỏi và thích ứng bởi “trường đời”
mới là người người thầy dạy tốt nhất cho mọi doanh nhân.
Dưới đây là 10 bài học mọi doanh nhân cần học để tạo dựng một doanh nghiệp lâu dài, lành mạnh và vững chắc.
1. Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng. Từ ngày
đầu tiên làm doanh nhân, chúng ta đã được dạy câu: “Khách hàng luôn
đúng”. Chúng ta được kỳ vọng phải cúi gập người để thỏa mãn mọi khách
hàng, ngay cả khi rõ ràng là họ sai. Tuy nhiên, câu châm ngôn này có thể
gây hại cho chính chúng ta, nhân viên và khách hàng. Hiển nhiên là phải
trao cho khách hàng lợi ích, nhưng không phải bằng tất cả mọi giá, bằng
phẩm giá của chính bạn và nhân viên.
2. Thời gian là tiền bạc. Bạn có thể có nhiều hơn tất
cả các nguồn lực như tiền bạc, khách hàng, ý tưởng. Tuy nhiên, thời gian
là một loại hàng hóa hữu hạn. Một cách giúp bạn tận dụng tốt nhất thời
gian của mình là quy các công việc của bạn ra số tiền theo giờ.
Hãy tự hỏi: Mức giá công bằng của công việc mình đang làm là bao nhiêu?
Nếu ai đó có thể hoàn thành những việc này với số tiền ít hơn thì hãy
để họ làm, nhờ đó bạn có thể tập trung vào những việc ở mức cao hơn và
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Là chủ doanh nghiệp, bạn nên làm những việc
chỉ có bạn mới làm được.
3. Không phải cứ có tiền là tốt. Đây là một bài học mà
nhiều doanh nhân đang phải vật lộn trong giai đoạn đầu của sự nghiệp.
Khi công ty bắt đầu hoạt động, bạn sẽ rất dễ sa vào cái bẫy nhận tiền
của bất cứ ai. Vấn đề là không phải khách hàng nào cũng xứng đáng.
Hãy tránh những khách hàng tiêu tốn quá nhiều thời gian của bạn, những
người luôn có những kỳ vọng thiếu thực tế hoặc những người bạn thấy kinh
hãi khi làm việc cùng. Không đáng phải như vậy.
4. Không có những lối tắt trong việc tiếp thị. Tôi
thường nói chuyện với những chủ doanh nghiệp muốn xin lời khuyên về việc
tiếp thị, nhưng sau đó lại tránh xa những lời gợi ý của tôi vì cho là
chúng quá tốn kém. Sự thật là những chiến dịch tiếp thị rẻ tiền có thể
khiến thương hiệu của bạn trông rẻ tiền.
Nội dung chất lượng thấp, các quảng cáo giá rẻ và SEO “kinh tế” có thể
tiết kiệm tiền cho bạn trong ngắn hạn, nhưng những tổn hại mà chúng gây
ra với danh tiếng thương hiệu của bạn có thể kéo dài rất lâu.
5. Thuê ngoài càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không có
sẵn nhân sự để chia sẻ khối lượng công việc, hãy cân nhắc thuê ngoài.
Nhiều doanh nhân thấy rằng tuyển trợ lý ở nước ngoài có thể giảm đáng kể
thời gian dành cho những công việc hàng ngày, giúp họ rảnh rang thực
hiện những công việc tạo ra doanh thu.
6. Tạo dựng thương hiệu cá nhân và thương hiệu công ty. Nhiều
doanh nhân phạm sai lầm khi tập trung xây dựng thương hiệu công ty mà
quên xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên, thương hiệu cá nhân sẽ tạo
ra khác biệt giữa bạn và các đối thủ, cho bạn quyền lực và sự tín nhiệm
trong lĩnh vực của bạn và gắn liền với bạn trong trường hợp công ty
không may thất bại.
“Mặc dù nhiều năm qua đã có rất nhiều cuộc trò chuyện về sự tách
biệt giữa công việc - cuộc sống hay sự cân bằng giữa cuộc sống và công
việc, nhưng chúng ta là tổng hòa của công việc và cuộc sống. Vì đó là
cuộc sống - lý tưởng nhất là bạn vẫn giữ nguyên con người của mình dù ở
nhà hay ở văn phòng”. - Tony Hsieh, CEO của Zappos.com
7. Công việc là cuộc sống, và cuộc sống quá ngắn để bạn ghét công việc của mình.
Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc là điều mà nhiều doanh nhân
đang phải cố gắng thực hiện, và đó là lý do tại sao tôi rất hâm mộ cách
làm của Tony Hsieh. Khi bạn đam mê những việc bạn làm, và khi bạn tập
trung vào hạnh phúc (của chính bạn và nhân viên), thì công việc không
chỉ là những việc bạn làm để trang trải cho cuộc sống thực của bạn. Nó
sẽ trở nên thú vị, có ý nghĩa hơn và tránh cho bạn bị kiệt sức.
“Triết lý của tôi là luôn tìm ra những người thông minh nhất có thể. Hãy tuyển những người thông minh hơn bạn” - Donny Deutsch
8. Hãy tuyển những người thông minh hơn bạn. Hãy đối
mặt với điều này: Sẽ luôn có những người thông minh hơn bạn. Nếu bạn may
mắn tìm được những người như vậy, hãy tuyển họ. Hãy tập trung vào những
việc bạn giỏi nhất và cho những người này quyền tự do làm những việc họ
giỏi nhất.
9. Những cách làm tốt nhất có thể không phải tốt nhất với các khách hàng của bạn.
Nhất là khi mở một công ty, bạn sẽ dễ làm những việc mà người khác nói
đó là cách làm tốt nhất với việc gì đó. Vấn đề là họ không biết khách
hàng của bạn. Khởi đầu hãy áp dụng những cách làm tốt nhất, nhưng hãy
điều chỉnh chúng cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và
khách hàng của bạn.
10. Hãy làm đi. Lên kế hoạch, hoạch định chiến lược và
cân nhắc tất cả các lựa chọn đều đóng vai trò quan trọng với doanh
nghiệp. Nhưng sẽ đến lúc bạn phải thực hiện nó. Bạn có biết câu nói:
“Thà làm việc gì đó một cách không hoàn hảo còn hơn chẳng làm gì cả”.
Tình trạng tê liệt hoặc đơn giản là thiếu khả năng thực hiện một kế
hoạch sẽ dập tắt sự tăng trưởng, đổi mới và tiến bộ tại bất cứ doanh
nghiệp nào. Theo nhà vật lý học và tác giả của nhiều cuốn sách Michio
Kaku thì dù thù lao cho công việc hiện tại không có trong nhiều năm,
nhưng những người thành công vẫn cứ làm vì họ biết trì hoãn sự hài lòng,
và khả năng này là điều tạo ra sự khác biệt giữa những người thành công
và không thành công.
Giờ bạn đã có 10 bài học mọi doanh nhân cần học để tạo dựng một doanh
nghiệp bền vững và có lợi nhuận. Chắc chắn đây không phải là những bài
học dễ dàng, nhưng sẽ đem lại cơ hội thành công lâu dài cho bạn!
(Dịch từ Entrepreneur)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét