Hôn nhân là cuộc hành trình
suốt cuộc đời để bạn khám phá bản thân và khả năng trở thành một nửa của nhau.
Có những lúc tưởng như bạn không thể ở bên anh (cô) ấy một giây nào nữa. Và có
lúc tưởng như cả hai không thể xa nhau một tích tắc nào.
1. Công khai biểu lộ tình yêu
Phần lớn các cuộc hôn nhân thất bại là vì một người cảm thấy người kia không còn yêu thương họ nhiều nữa. Điều này làm cho người ta tin rằng mình không được yêu thương giống như trước. Vấn đề là vì hai người ở bên nhau quá nhiều, không dễ nhận ra rằng những cử chỉ âu yếm đã giảm sút.
Việc duy trì những cử chỉ yêu thương rất quan trọng. Bạn sẽ không chỉ biến cử chỉ yêu thương thành một phần cần thiết làm trọn vẹn mối quan hệ mà cả khi bạn có con, bạn sẽ dạy chúng biết những cử chỉ âu yếm quan trọng như thế nào.
2. Xử lý những xáo trộn
Bạn càng để mối bất hòa nảy sinh trong hôn nhân càng lâu, mối quan hệ càng thêm chia rẽ. Điều này cũng đúng với cả những vấn đề không được trao đổi. Đừng để một vấn đề trở nên câm lặng. Bạn và anh (cô) ấy làm sao có thể giải quyết vấn đề nếu như không biết gì về điều đó.
Nếu bạn là kiểu người muốn cảm thấy mình đúng trong mọi cuộc tranh luận, bạn hãy thay đổi. Việc một người đúng làm sao quan trọng bằng việc cả hai người cùng thuận lòng? Bằng cách cùng nhau xử lý một vấn đế và đưa ra giải pháp chung, các bạn vẫn là một cặp và vẫn giữ được cái tôi của mình.
3. Tôn trọng anh (cô) ấy như chính bản thân họ
Lần đầu khi bạn gặp gỡ anh (cô) ấy, có thể bạn nghĩ người ta có thể làm bất cứ việc gì, kể cả việc buộc mặt trăng lại. Khi thời gian trôi qua, bạn nhận ra rằng họ cũng rất dễ mắc sai lầm như tất cả mọi người. Đừng trách mắng, tìm cách thay đổi hoặc cư xử khác đi nếu bạn nhận ra anh (cô) ấy cũng là một người bình thường. Họ cũng vẫn là con người đó, cũng như bạn vậy. Nếu bạn nghĩ về những gì mình không thích, hãy nghĩ tới bản thân mình có thể đã thay đổi trong mắt anh (cô) ấy như thế nào.
4. Biết được những hạn chế của nhau
Không gì làm người ta bực mình nhanh hơn là cảm giác bị đẩy vào ngõ cụt. Điều đó không có nghĩa bạn là nguyên nhân gây ra điều này, nhưng là người bạn đời, bạn phải lãnh trách nhiệm ủng hộ anh (cô) ấy. Nếu bạn thấy chồng (vợ) mình quá khủng hoảng về một việc gì đó (chẳng hạn bế tắc trong công việc), hãy giúp chàng (nàng) giảm bớt căng thẳng bằng bữa ăn tối ngoài tiệm. Nếu bạn biết anh (cô) ấy đang đối mặt với thời kỳ khó khăn, hãy cố gắng làm dịu bớt tình hình bằng cách làm việc cùng nhau để nhắc nhở anh (cô) ấy rằng vẫn có người họ có thể tin cậy và dựa vào.
5. Nói về mọi chuyện
Chuyện trò thực sự quan trọng. Nếu các bạn không nói chuyện với nhau thì nói với ai? Còn ai khác nữa nên biết những gì xảy ra trong đời bạn? Chỉ có duy nhất một người duy nhất mà bạn gửi gắm cuộc đời và tình yêu thương. Bạn có thể đi chơi xa, cùng nhau trò chuyện cho đến khi cảm thấy thoải mái hơn. Không nên để trẻ con, chuông điện thoại...xen vào cuộc trò chuyện của hai người.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét