Sáng thứ Hai vào công ty sớm, mọi người bàn bạc sôi
nổi. Nghe một lúc thì hiểu ngay ra vấn đề: Chị Hà, trưởng phòng, tối hôm
qua đã cho cậu con trai… 16 tuổi của mình một trận đòn ra hồn.
Lý do, mẹ bảo đi học bài mà cứ gân cổ lên
chống đối: “Con xem hết phim này đã”. Cáu quá chị quát: “Người ta học
đêm học ngày vẫn không đủ, còn con thì cứ hết chơi điện tử đến xem
phim”. Thằng bé đứng dậy làu bàu: “Chỉ có mấy đứa ngu mới học hành kiểu
đó!”. Chị Hà tái mặt, rút chổi, bắt con nằm xuống quất cho ba roi.
<!-- more -->
Cũ - mới chuyện đòn roi
Vừa nghe qua câu chuyện, cô Hương, mẹ của một cậu bé năm tuổi đã la toáng lên: “Không được, chị không được làm thế. Như thế là xúc phạm đến con. Nó đã lớn rồi, không thể giáo dục bằng roi vọt. Làm thế là không tôn trọng con… Chị không thấy bây giờ khối đứa khi bị cha mẹ dùng nhục hình kiểu đó đã bỏ nhà đi bụi hay sao?”. Quan điểm của Hương được ngay một số người tán thành. Đa số họ là những người trẻ, hoặc chưa lập gia đình, hoặc có con còn rất nhỏ. Họ đưa ra nhiều lý lẽ: thời đại mới, trẻ con khôn ra, hiểu vấn đề nhanh, không cần dùng roi vọt cũng có thể làm cho chúng hiểu, bằng trò chuyện, bằng động viên, chia sẻ… Có người còn “khuyến cáo”: ở những nước tiên tiến, hành vi đánh con có thể bị bắt bỏ tù. Thế nhưng cũng có những ý kiến đồng ý với chị Hà: đôi khi cũng cần đến sự trừng phạt để trẻ hiểu ra và nhớ lâu vấn đề. Xã hội còn có nhà tù, thậm chí có án tử hình để răn đe giáo dục kia mà. Con trẻ thời nay thông minh và hiểu biết thật, nhưng đôi khi sự hiểu biết đó không phải là đúng đắn. Một sự trừng phạt đúng lúc và đúng chỗ sẽ giúp nó hiểu điều đó. Tất nhiên, trừng phạt phải đi kèm với giải thích cặn kẽ: “vì sao…”.
Tất cả những bàn cãi ấy không nằm ngoài sự quan tâm của chị Hà. Bởi hôm qua, sau khi đánh con xong, chị đã vô cùng lo lắng. Thằng bé không khóc. Nó lầm lũi ngồi vào bàn học. Không trả lời bất cứ câu nào mẹ hỏi, bị ép quá nó chỉ lầm bầm trong miệng. Lỡ ngày mai nó bỏ nhà đi thì sao? Đợi con trai học bài được hai tiếng đồng hồ, chị pha cho nó một ly sữa và mang vào đặt trên bàn con. Chị gọi con quay lại để chị giải thích sao chị giận dữ đến vậy. Chị nói với con những ước mong của chị về nó. Thằng bé vẫn cứ cúi gằm mặt, lúng búng trả lời. Nhưng nó đã uống hết ly sữa chị pha. Điều ấy làm chị yên tâm phần nào. Nếu con thực sự giận dỗi, nó sẽ không uống ly sữa của chị. Tính nó là vậy. Đêm ấy, chị đã thức đến nửa đêm để viết cho con một bức thư…
Hiểu sao cho đúng?
Hiện nay, chuyện bàn cãi về đòn roi với trẻ em không còn mới nữa. Thế nhưng dù đưa vấn đề ra ở đâu, vào lúc nào, trong giới nào thì vẫn cứ có hai phe: ủng hộ và không ủng hộ. Rất nhiều người cho rằng câu “thương cho roi cho vọt” đã quá lạc hậu. Hình ảnh cây roi dắt trên xà nhà của cha mẹ, kẹp trong sổ của thầy cô ngày xưa bây giờ đã không thể chấp nhận. Thế nhưng lý luận: xã hội còn có hình thức trừng phạt người phạm tội thì gia đình tại sao lại không có luật lệ trừng phạt kẻ có lỗi cũng không thể… phản bác.
Ông bà nói thương thì cho roi cho vọt. Nhiều người chỉ để ý đến chữ “roi vọt” nhiều hơn mà quên đi chữ “thương” đầu câu. Nghĩa là dù có trừng phạt thế nào, cũng phải để con trẻ hiểu rằng, đòn roi ấy là từ tình yêu thương, lo lắng của cha mẹ mà ra. Nó không thể chỉ là sự bùng phát cơn giận dữ ích kỷ, rồi nện nó vào người con cho thỏa sự tức tối. Nếu suy nghĩ thật sâu xa về cái ý của ông bà, đừng thiển cận ở nghĩa đen là cây roi thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Roi vọt ở đây không chỉ là đòn roi mà còn là những kiểu cách trừng phạt tốt hơn để con trẻ hiểu ra vấn đề. Con trai của chị bạn tôi ăn cắp một món tiền của hàng xóm. Thay vì tự mình mang sang trả và xin lỗi, chị đã yêu cầu con tự đi trả. Nó sợ bị chửi, sợ bị khinh rẻ, nước mắt lưng tròng nài nỉ xin chị. Chị vẫn cương quyết: “Con làm lỗi, con tự nhận lỗi và gánh chịu mọi hình phạt. Mẹ không chịu thay con được”. Nhìn con lủi thủi đi, chị thương đứt ruột.
Có nhiều người mẹ nổi cáu lên là quất tới tấp vào người con, khi đứa trẻ chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, chuyện gì mà mẹ nó tức tối đến như thế, và không hề cho nó cơ hội thanh minh, giải thích… Đòn roi ấy liệu có phải từ tình thương? Có phải là “thương cho roi cho vọt” hay chỉ vì chính mình?
Chị Hà gửi cho con trai mấy dòng: “Mai này con lớn lên, con sẽ hiểu không phải lúc nào con cũng đúng. Sẽ có lúc con sai. Và cuộc đời sẽ trừng phạt con không phải bằng tình thương yêu như mẹ bây giờ mà bằng sự nghiêm khắc gấp chục lần. Đánh con hôm qua, mẹ cũng xót xa nhưng không hối hận. Mẹ chỉ mong rằng dù con lớn đến đâu, nếu con có sai phạm, mẹ sẽ là người dành quyền trừng phạt con đầu tiên…”. Chẳng biết thằng bé có hiểu hết ý nghĩa sâu xa những gì chị viết hay không, nhưng chị tin sự cảm nhận của con mình.
Quả nhiên, trưa đi học về, thằng bé lại gọi cho chị giọng reo vui: “Mẹ yêu ơi, con về rồi nè”. Thì ra, trái tim con trẻ có thể không hiểu hết mọi lý lẽ của vấn đề, thế nhưng lại rất nhạy cảm để hiểu được ý nghĩa của ngọn roi mà cha mẹ dành cho mình. Có nên dùng đòn roi với trẻ? Chắc vẫn còn nhiều tranh cãi.
Khánh Chân
<!-- more -->
Cũ - mới chuyện đòn roi
Vừa nghe qua câu chuyện, cô Hương, mẹ của một cậu bé năm tuổi đã la toáng lên: “Không được, chị không được làm thế. Như thế là xúc phạm đến con. Nó đã lớn rồi, không thể giáo dục bằng roi vọt. Làm thế là không tôn trọng con… Chị không thấy bây giờ khối đứa khi bị cha mẹ dùng nhục hình kiểu đó đã bỏ nhà đi bụi hay sao?”. Quan điểm của Hương được ngay một số người tán thành. Đa số họ là những người trẻ, hoặc chưa lập gia đình, hoặc có con còn rất nhỏ. Họ đưa ra nhiều lý lẽ: thời đại mới, trẻ con khôn ra, hiểu vấn đề nhanh, không cần dùng roi vọt cũng có thể làm cho chúng hiểu, bằng trò chuyện, bằng động viên, chia sẻ… Có người còn “khuyến cáo”: ở những nước tiên tiến, hành vi đánh con có thể bị bắt bỏ tù. Thế nhưng cũng có những ý kiến đồng ý với chị Hà: đôi khi cũng cần đến sự trừng phạt để trẻ hiểu ra và nhớ lâu vấn đề. Xã hội còn có nhà tù, thậm chí có án tử hình để răn đe giáo dục kia mà. Con trẻ thời nay thông minh và hiểu biết thật, nhưng đôi khi sự hiểu biết đó không phải là đúng đắn. Một sự trừng phạt đúng lúc và đúng chỗ sẽ giúp nó hiểu điều đó. Tất nhiên, trừng phạt phải đi kèm với giải thích cặn kẽ: “vì sao…”.
Tất cả những bàn cãi ấy không nằm ngoài sự quan tâm của chị Hà. Bởi hôm qua, sau khi đánh con xong, chị đã vô cùng lo lắng. Thằng bé không khóc. Nó lầm lũi ngồi vào bàn học. Không trả lời bất cứ câu nào mẹ hỏi, bị ép quá nó chỉ lầm bầm trong miệng. Lỡ ngày mai nó bỏ nhà đi thì sao? Đợi con trai học bài được hai tiếng đồng hồ, chị pha cho nó một ly sữa và mang vào đặt trên bàn con. Chị gọi con quay lại để chị giải thích sao chị giận dữ đến vậy. Chị nói với con những ước mong của chị về nó. Thằng bé vẫn cứ cúi gằm mặt, lúng búng trả lời. Nhưng nó đã uống hết ly sữa chị pha. Điều ấy làm chị yên tâm phần nào. Nếu con thực sự giận dỗi, nó sẽ không uống ly sữa của chị. Tính nó là vậy. Đêm ấy, chị đã thức đến nửa đêm để viết cho con một bức thư…
Hiểu sao cho đúng?
Hiện nay, chuyện bàn cãi về đòn roi với trẻ em không còn mới nữa. Thế nhưng dù đưa vấn đề ra ở đâu, vào lúc nào, trong giới nào thì vẫn cứ có hai phe: ủng hộ và không ủng hộ. Rất nhiều người cho rằng câu “thương cho roi cho vọt” đã quá lạc hậu. Hình ảnh cây roi dắt trên xà nhà của cha mẹ, kẹp trong sổ của thầy cô ngày xưa bây giờ đã không thể chấp nhận. Thế nhưng lý luận: xã hội còn có hình thức trừng phạt người phạm tội thì gia đình tại sao lại không có luật lệ trừng phạt kẻ có lỗi cũng không thể… phản bác.
Ông bà nói thương thì cho roi cho vọt. Nhiều người chỉ để ý đến chữ “roi vọt” nhiều hơn mà quên đi chữ “thương” đầu câu. Nghĩa là dù có trừng phạt thế nào, cũng phải để con trẻ hiểu rằng, đòn roi ấy là từ tình yêu thương, lo lắng của cha mẹ mà ra. Nó không thể chỉ là sự bùng phát cơn giận dữ ích kỷ, rồi nện nó vào người con cho thỏa sự tức tối. Nếu suy nghĩ thật sâu xa về cái ý của ông bà, đừng thiển cận ở nghĩa đen là cây roi thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Roi vọt ở đây không chỉ là đòn roi mà còn là những kiểu cách trừng phạt tốt hơn để con trẻ hiểu ra vấn đề. Con trai của chị bạn tôi ăn cắp một món tiền của hàng xóm. Thay vì tự mình mang sang trả và xin lỗi, chị đã yêu cầu con tự đi trả. Nó sợ bị chửi, sợ bị khinh rẻ, nước mắt lưng tròng nài nỉ xin chị. Chị vẫn cương quyết: “Con làm lỗi, con tự nhận lỗi và gánh chịu mọi hình phạt. Mẹ không chịu thay con được”. Nhìn con lủi thủi đi, chị thương đứt ruột.
Có nhiều người mẹ nổi cáu lên là quất tới tấp vào người con, khi đứa trẻ chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, chuyện gì mà mẹ nó tức tối đến như thế, và không hề cho nó cơ hội thanh minh, giải thích… Đòn roi ấy liệu có phải từ tình thương? Có phải là “thương cho roi cho vọt” hay chỉ vì chính mình?
Chị Hà gửi cho con trai mấy dòng: “Mai này con lớn lên, con sẽ hiểu không phải lúc nào con cũng đúng. Sẽ có lúc con sai. Và cuộc đời sẽ trừng phạt con không phải bằng tình thương yêu như mẹ bây giờ mà bằng sự nghiêm khắc gấp chục lần. Đánh con hôm qua, mẹ cũng xót xa nhưng không hối hận. Mẹ chỉ mong rằng dù con lớn đến đâu, nếu con có sai phạm, mẹ sẽ là người dành quyền trừng phạt con đầu tiên…”. Chẳng biết thằng bé có hiểu hết ý nghĩa sâu xa những gì chị viết hay không, nhưng chị tin sự cảm nhận của con mình.
Quả nhiên, trưa đi học về, thằng bé lại gọi cho chị giọng reo vui: “Mẹ yêu ơi, con về rồi nè”. Thì ra, trái tim con trẻ có thể không hiểu hết mọi lý lẽ của vấn đề, thế nhưng lại rất nhạy cảm để hiểu được ý nghĩa của ngọn roi mà cha mẹ dành cho mình. Có nên dùng đòn roi với trẻ? Chắc vẫn còn nhiều tranh cãi.
Khánh Chân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét