Giấm không chỉ là một gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn mà nó còn có nhiều tác dụng khác trong căn bếp nhà bạn.
Nhờ có giấm mà cá bớt được mùi tanh, ngoài ra bạn có thể sử dụng giấm để bảo quản thịt, hay khử mùi hôi trong căn bếp. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ chị em lưu ý nhé:
Nhờ có giấm mà cá bớt được mùi tanh, ngoài ra bạn có thể sử dụng giấm để bảo quản thịt, hay khử mùi hôi trong căn bếp. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ chị em lưu ý nhé:
Khử mùi, bảo quản thực phẩm
- Khử mùi tanh của cá: Ngâm cá vào nước pha giấm 1 giờ trước khi nấu để cá mất mùi tanh.
Giấm có tác dụng khử mùi tanh của cá rất tốt (Ảnh: Internet)
- Bảo quản thịt: Dùng giấy ẩm tẩm giấm để gói thịt tươi, hoặc cắt thịt thành những miếng nhỏ rồi phun giấm lên trên.
- Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.
- Rửa tay bằng nước pha giấm sẽ làm bay mùi hôi sau khi gọt hành, tỏi; hoặc thoa giấm vào ngón tay trước khi cắt hành, tỏi.
- Trước khi gọt khoai tây, bạn nhúng tay và nước giấm để rồi khô.
- Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.
Làm sạch, khử mùi xoong nồi, vật dụng bếp
- Cọ xoong nồi: Trước khi rửa xoong, nồi bạn rắc một ít muối
rồi cho một chút giấm vào đáy xoong nồi, sau đó để yên trong 10-15
phút. Sau đó xả lại bằng nước sạch vài lần. Chắc chắn xoong, nồi sẽ sáng
bóng và sạch sẽ.
- Làm sạch cặn vôi ấm đun nước: Ấm đun nước lâu ngày thường
để lại cặn vôi bám chặt rất khó tẩy rửa. Nếu để lâu cặn vôi có thể vỡ
dần ra rồi lẫn vào trong nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vì
thế, để làm sạch những cặn vôi này, bạn hãy đun sôi 3 cốc giấm ăn trong 5
phút. Để ấm đun nước nguội tự nhiên và qua đêm. Cách này giúp đánh bay
lớp cặn vôi bên trong ấm đun nước.
Không chỉ khử mùi thực phẩm mà giấm còn có tác dụng tẩy rửa các vật dụng trong căn bếp nhà bạn (Ảnh: Internet)
- Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: Thớt dùng thái thịt và
các thực phẩm tươi sống cần tẩy rửa thật sạch nếu không sẽ sinh sôi vi
khuẩn và gây bệnh. Nhiều người hơ bên lửa, dội nước sôi cũng vẫn chưa
đảm bảo vệ sinh. Để làm sạch và diệt vi khuẩn cho thớt gỗ, bạn hãy dùng
giấm nguyên chất để rửa thớt nhé!
- Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: Rửa bằng dầu rửa bát
đôi khi vẫn không làm sạch những vết dầu mỡ. Hoặc sạch nhưng lại để lại
mùi không thơm. Vì thế, hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi
rửa chén đĩa đảm bảo chén đĩa hết mùi lại sạch bóng. Nếu chén đĩa, ly có
dính cặn bẩn, bạn cũng nên dùng giấm để làm sạch.
- Khử mùi nấu nướng: Với những căn bếp chật chội và không có
máy hút mùi thì khi nấu ăn xong, mùi đồ ăn sẽ "ám" mùi rất lâu. Vì vậy,
bạn hãy đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu
trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.
- Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.
- Làm sạch tủ lạnh: Thường xuyên lau dọn tủ lạnh sẽ giúp bạn
sắp xếp đồ trong tủ hợp lý và vệ sinh hơn. Tuy nhiên có những vết bẩn
khó có thể cọ sạch. Gặp những vết bẩn này, bạn hãy chùi rửa tủ lạnh bằng
hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm nhé! Những vết bẩn này sẽ biến mất.
- Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi
đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm. Bằng cách này, hộp đựng
thức ăn vừa sạch vết dầu mỡ lại không còn mùi hôi do thức ăn cũ "ám" mùi
nhé!
- Làm sạch máy rửa bát: Nếu gia đình sở hữu một chiếc máy
rửa bát thì bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh để giúp cho máy luôn được
sạch sẽ. Trong trường hợp này, giấm cũng sẽ phát huy tác dụng tuyệt vời
của mình. Bạn chỉ việc đổ 2 – 3 cốc giấm ăn vào cửa đựng nước rửa chén.
Bật máy chạy một chu kỳ bình thường. Những vết bẩn bám trong ngóc ngách
mà mắt thường không nhìn thấy và khó làm sạch bằng tay cũng sẽ biến mất
hoàn toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét