1. Đừng quên ra mắt, chào hỏi mọi người
Ngày đầu tiên đi làm, bạn nên mua chút hoa quả, bánh kẹo đến văn phòng để mời mọi người coi như lời chào ra mắt. Việc làm này vừa thể hiện thiện chí của bạn với môi trường mới, vừa giúp bạn có cơ hội biết mặt, làm quen với các đồng nghiệp trong công ty. Hơn nữa, đây cũng là dịp giao lưu để mọi người biết đến sự hiện diện của bạn.
<!-- more -->
2. Nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp
Dù bạn mới vào làm, chưa hiểu nhiều về công việc được giao nhưng các đồng nghiệp vẫn cần đến sự giúp đỡ của bạn. Kể cả khi mọi người nhờ vả những chuyện không liên quan đến công việc, chẳng hạn như tiện đường mua hộ món đồ nào đó, bạn cũng nên vui vẻ nhận lời. Đây không phải là để lấy lòng người khác mà là cơ hội giúp bạn tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
Sự nhiệt tình, năng nổ của bạn trong công việc, chắc chắn sẽ được sếp và mọi người ghi nhận.
3. Tham gia các sự kiện của công ty
Là "lính mới", bạn nên tận dụng mọi cơ hội để giao lưu với đồng nghiệp, đặc biệt là tham gia các sự kiện của công ty. Đừng tự thu mình vào vỏ ốc, tránh xa các hoạt động mang tính tập thể. Việc đó chỉ khiến bạn trở thành kẻ cô độc, không thể tìm thấy tiếng nói chung trong môi trường mới. Thậm chí, nhiều người sẽ nghĩ bạn kiêu căng, không thèm để ý tới công ty hay mối quan hệ với đồng nghiệp.
4. Tích cực trong công việc
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bạn nên sẵn sàng trước mọi nhiệm vụ và làm những gì bạn nói mình sẽ làm. Nguyên tắc này nghe có vẻ đơn giản nhưng việc chú ý vào những điều cơ bản nhất chính là nền tảng để tạo được ấn tượng tốt.
Do đó, khi nhiệm vụ bạn được giao là rất nhỏ, hãy tranh thủ mọi cơ hội có thể để thu thập, tìm hiểu thêm về lĩnh vực của mình cũng như công việc của toàn công ty. Nếu có thể nắm bắt được những thứ không trực tiếp liên quan đến mình, bạn sẽ nâng cao được hiểu biết của bản thân và từ đó nâng tầm giá trị của mình.
5. Xác định thật rõ mục tiêu ưu tiên
Khi có quá nhiều công việc, để tạo được ấn tượng tốt bạn cần phải biết đặt ra những mục tiêu cần ưu tiên hoàn thành trong tuần, trong tháng và tập trung sức lực vào đó. Đừng bao giờ mất thời gian vì những vấn đề ít quan trọng chỉ bởi chúng dễ thực hiện hay thú vị hơn. Đó chính là sự khác biệt giữa việc gặt hái được nhiều thành công hay chỉ có những thành tích làng nhàng.
6. Chú ý tới các câu hỏi của sếp
Bằng việc để ý những câu hỏi sếp đặt ra hoặc những vấn đề đang khiến sếp bận tâm, bạn có thể rút ra được những thông điệp lớn hơn về những điều họ sẽ để ý trong tương lai. Và một khi bạn đã học được cách để tiên liệu trước những vấn đề ngay từ khi sếp chưa hỏi, rõ ràng giá trị của bạn đã được nâng lên một tầm mới.
7. Chủ động xin ý kiến góp ý
Hãy chủ động xin ý kiến phản hồi từ
cấp quản lý về những việc gì bạn đang làm tốt hoặc việc bạn có thể làm
chưa tốt để hoàn thiện mình hơn.
Hãy chủ động xin ý kiến phản hồi từ cấp quản lý về những
việc gì bạn đang làm tốt hoặc việc bạn có thể làm chưa tốt. Đôi lúc
những phản hồi có tính phê bình sẽ khiến bạn khó chịu nhưng đó lại chính
là những điều hữu ích hơn cả bởi nó giúp bạn tiến bộ.
8. Tìm một cho mình một “quân sư”
Đây không nhất thiết phải là một “quân sư” thực sự như nghĩa đen của
từ này mà chỉ đơn giản là một đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn, một
người bạn có thể dễ dàng trò chuyện cởi mở. Việc nói chuyện thường xuyên
với một người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về
đời sống công sở hay còn gọi là văn hóa của doanh nghiệp. Điều này sẽ
giúp bạn dễ dàng vượt qua những tình huống khó khăn để thành công nhanh
hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét