Nói về thời thơ ấu của tôi, có lẽ các bạn trẻ bây giờ
sẽ thấy khó tin. Nhưng cách đây hơn 60 năm việc con gái được đi học là chuyện
lớn với một gia đình nghèo, đông con...
B.S. Lê Thúy Tươi khám, tư vấn và điều trị cho
bệnh nhân
<!-- more -->
Tôi cứ phải từng bước thuyết phục cha mẹ để được
tới trường. Khi học hết phổ thông cơ sở, cha mẹ khuyên tôi nghỉ học ở nhà. Nhà
có mình tôi là con gái nên mẹ muốn tôi lấy chồng làng. Tôi lại nài cha mẹ: “Cứ
cho con đi thi, chắc gì đã đậu”...
“Em chỉ có bệnh...đói mạn tính”
Hôm đi thi tôi bị dị ứng, mặt sưng, mắt híp lại, đứa ngồi cạnh nhìn tôi khiếp quá né ra cạnh bàn. Ngờ đâu tôi thi điểm khá cao. Cha mẹ ra sức cản nhưng tôi lì ra, cứ đi học. Lúc ấy đi học không phải trả học phí nhưng tôi phải cuốc bộ, bụng đói với chặng đường 7km. Tôi đi qua cổng bệnh viện huyện, nhìn bác sĩ mặc áo choàng trắng với tất cả sự ngưỡng mộ, nhưng ý nghĩ ấy luôn bị xóa khỏi đầu vì biết rằng sáu năm học y là một chặng đường dài. Lúc nhỏ có lúc bị y tá tiêm thuốc, tôi sợ khóc thét lên, bị ba ông anh chọc là “Đồ hèn, như kiến đốt mà cũng khóc”...Sau này khi tôi đậu vào Trường đại học Y Hà Nội, ông anh lớn còn bảo: “Thứ mày cắt cổ gà không xong mà học bác sĩ”. Tôi hơi run nhưng sẵn máu liều nên nghĩ “người ta làm được thì mình cũng làm được” và thế là tôi trở thành bác sĩ.
Sau khi thi vào trường y, cứ nghĩ “chưa chắc mình đậu”, tôi về địa phương sinh hoạt Đoàn rồi làm đơn xin đi thanh niên xung phong. Đúng ngày lĩnh đồng phục thì huyện đoàn báo tin tôi đậu vào Trường Y Hà Nội và huyện quyết định cho tôi trở về làm thủ tục nhập học. Ngay ngày nhận giấy báo trúng tuyển cả nhà tôi như có bom nổ. Cha mẹ khuyên tôi không nên học vì gia đình quá nghèo, các ông anh cũng đưa ra câu hỏi: “Liệu mày có đi bộ suốt sáu năm học được không?”. Nhiều câu hỏi đặt ra khiến tôi rất rối. Để tự trấn an, tôi lại đánh bài liều: “Bố mẹ cứ cho con đi, con sẽ chịu đựng được”. Hành trang nhập học của tôi là hai bộ quần áo, một đôi dép nhựa và nỗi lo sợ về cái nghèo, cái đói. Học thì tôi không sợ mà chỉ sợ đói và lạnh mỗi khi đông về.
Thời gian tôi học Trường Y Hà Nội là lúc còn chiến tranh. Thực phẩm khan hiếm đến mức chúng tôi không thể quên món da trâu và củ mì trường kỳ. Chúng tôi lên khu đồi của đồng bào dân tộc Thổ mót củ mì, vào rừng hái quả trám đen, trám trắng về ăn. Rồi cả bọn chia nhau đi hái rau tàu bay ăn. Ngày tết ở lại trường chỉ được ăn món chè khoai mì... Cái lạnh của rừng sâu cũng tra tấn chúng tôi mỗi khi đông về. Tôi chỉ có hai bộ quần áo nên mùa đông lúc nào cũng lạnh cóng. Đến giảng đường phải lội qua suối, có lúc lạnh quá, đặt chân vào giảng đường phải xoa hai chân, hai tay thật lâu cho nóng mới cầm viết được. Khổ cực vậy nhưng ước mơ được học quan trọng hơn, nên tôi vẫn nhẫn nại đi qua những khó khăn rất đời thường như thế. Lần khám sức khỏe trước khi tốt nghiệp, vị bác sĩ hỏi tôi: “Em có bệnh gì không?”. Tôi trả lời: “Em có một bệnh là đói mãn tính”. Ông ấy cười: “Cô này tiếu lâm thật!”.
Tự đứng lên trong dông bão
Tôi đã từng mất một đứa con. Khi mất con, tôi như rơi xuống vực thẳm và cũng đã uống thuốc ngủ hàng tháng với liều rất cao. Tuy nhiên, bản năng làm mẹ lại trỗi dậy, vì tôi còn một đứa con phải nuôi dưỡng. Tôi tự nhủ “phải đứng dậy” và giảm liều thuốc ngủ cho đến khi bỏ hẳn. Dường như công việc, tình cảm mẹ con và các lớp sinh viên trong trường đại học là những yếu tố kéo tôi trở lại với cuộc sống hiện tại.
Chả có ai là thần thánh trong thế giới này. Vấn đề cơ bản là mình xác định sẽ sống như thế nào trong hoàn cảnh đủ thứ mất mát như thế mà thôi. Tự đứng lên, tìm lối thoát cho mình là điều quan trọng nhất, cũng là điều mà tôi xác định trước tiên sau những cú sốc của cuộc đời. Bạn bè, người thân còn lo cuộc sống của họ, nếu bạn định đi tìm chỗ dựa nơi đó cũng làm khó cho họ mà thôi. Tôi không thích sự thương hại của bất kỳ ai.
Sau khi đã đứng lên được, tôi tính tiếp phải làm gì cho cuộc sống của mình trở lại bình thường, để tiếp tục sống và sống tốt. Tôi vốn sinh ra ở miền quê ven sông Hồng, lại là con gái làng dệt, có thể quê hương đầy chất thơ đã gieo vào lòng tôi chút ít lãng mạn. Và để vượt qua cuộc sống kém may mắn, như nhiều người, tôi cũng đã tìm đến với sự hài hước để luôn có cớ mà tự an ủi mình...
Từ câu chuyện của đời mình, nghĩ rộng ra, tôi muốn nói về ý chí vươn lên của các bạn trẻ. Rất nhiều người trẻ mà tôi biết hễ thất bại là suy sụp, muốn “chết quách đi cho rồi”. Số khác thì rầu rĩ, khóc than chứ không quyết tâm “thua keo này ta bày keo khác”. Ngay cả việc tự đánh giá bản thân trước khi ghi nguyện vọng thi vào trường nào cũng không làm được. Đa số ghi nguyện vọng theo cảm hứng nhất thời hoặc theo ý cha mẹ. Khi rớt đại học thì chán đời, sa vào ăn chơi... Lỗi này nằm ở việc cha mẹ thời nay quá nuông chiều con cái, không dạy chúng ý chí tự lập, biết tự vươn lên, mà chỉ dựa dẫm và núp bóng người lớn.
Tuy nhiên, bản thân các bạn trẻ cũng phải xác định trách nhiệm với gia đình và xã hội. Hủy hoại bản thân hay thất vọng, chán đời trước hết là tự làm khổ mình và gia đình mình mà thôi. Tự đứng lên mà không chờ đợi ở “phao cứu sinh” nào mới chính là giải pháp của các bạn. Và điều đó mới thật sự chứng minh được các bạn là người trẻ, biết sống công bằng với tuổi trẻ của chính mình.
LÂM AN
“Em chỉ có bệnh...đói mạn tính”
Hôm đi thi tôi bị dị ứng, mặt sưng, mắt híp lại, đứa ngồi cạnh nhìn tôi khiếp quá né ra cạnh bàn. Ngờ đâu tôi thi điểm khá cao. Cha mẹ ra sức cản nhưng tôi lì ra, cứ đi học. Lúc ấy đi học không phải trả học phí nhưng tôi phải cuốc bộ, bụng đói với chặng đường 7km. Tôi đi qua cổng bệnh viện huyện, nhìn bác sĩ mặc áo choàng trắng với tất cả sự ngưỡng mộ, nhưng ý nghĩ ấy luôn bị xóa khỏi đầu vì biết rằng sáu năm học y là một chặng đường dài. Lúc nhỏ có lúc bị y tá tiêm thuốc, tôi sợ khóc thét lên, bị ba ông anh chọc là “Đồ hèn, như kiến đốt mà cũng khóc”...Sau này khi tôi đậu vào Trường đại học Y Hà Nội, ông anh lớn còn bảo: “Thứ mày cắt cổ gà không xong mà học bác sĩ”. Tôi hơi run nhưng sẵn máu liều nên nghĩ “người ta làm được thì mình cũng làm được” và thế là tôi trở thành bác sĩ.
Sau khi thi vào trường y, cứ nghĩ “chưa chắc mình đậu”, tôi về địa phương sinh hoạt Đoàn rồi làm đơn xin đi thanh niên xung phong. Đúng ngày lĩnh đồng phục thì huyện đoàn báo tin tôi đậu vào Trường Y Hà Nội và huyện quyết định cho tôi trở về làm thủ tục nhập học. Ngay ngày nhận giấy báo trúng tuyển cả nhà tôi như có bom nổ. Cha mẹ khuyên tôi không nên học vì gia đình quá nghèo, các ông anh cũng đưa ra câu hỏi: “Liệu mày có đi bộ suốt sáu năm học được không?”. Nhiều câu hỏi đặt ra khiến tôi rất rối. Để tự trấn an, tôi lại đánh bài liều: “Bố mẹ cứ cho con đi, con sẽ chịu đựng được”. Hành trang nhập học của tôi là hai bộ quần áo, một đôi dép nhựa và nỗi lo sợ về cái nghèo, cái đói. Học thì tôi không sợ mà chỉ sợ đói và lạnh mỗi khi đông về.
Thời gian tôi học Trường Y Hà Nội là lúc còn chiến tranh. Thực phẩm khan hiếm đến mức chúng tôi không thể quên món da trâu và củ mì trường kỳ. Chúng tôi lên khu đồi của đồng bào dân tộc Thổ mót củ mì, vào rừng hái quả trám đen, trám trắng về ăn. Rồi cả bọn chia nhau đi hái rau tàu bay ăn. Ngày tết ở lại trường chỉ được ăn món chè khoai mì... Cái lạnh của rừng sâu cũng tra tấn chúng tôi mỗi khi đông về. Tôi chỉ có hai bộ quần áo nên mùa đông lúc nào cũng lạnh cóng. Đến giảng đường phải lội qua suối, có lúc lạnh quá, đặt chân vào giảng đường phải xoa hai chân, hai tay thật lâu cho nóng mới cầm viết được. Khổ cực vậy nhưng ước mơ được học quan trọng hơn, nên tôi vẫn nhẫn nại đi qua những khó khăn rất đời thường như thế. Lần khám sức khỏe trước khi tốt nghiệp, vị bác sĩ hỏi tôi: “Em có bệnh gì không?”. Tôi trả lời: “Em có một bệnh là đói mãn tính”. Ông ấy cười: “Cô này tiếu lâm thật!”.
Tự đứng lên trong dông bão
Tôi đã từng mất một đứa con. Khi mất con, tôi như rơi xuống vực thẳm và cũng đã uống thuốc ngủ hàng tháng với liều rất cao. Tuy nhiên, bản năng làm mẹ lại trỗi dậy, vì tôi còn một đứa con phải nuôi dưỡng. Tôi tự nhủ “phải đứng dậy” và giảm liều thuốc ngủ cho đến khi bỏ hẳn. Dường như công việc, tình cảm mẹ con và các lớp sinh viên trong trường đại học là những yếu tố kéo tôi trở lại với cuộc sống hiện tại.
Chả có ai là thần thánh trong thế giới này. Vấn đề cơ bản là mình xác định sẽ sống như thế nào trong hoàn cảnh đủ thứ mất mát như thế mà thôi. Tự đứng lên, tìm lối thoát cho mình là điều quan trọng nhất, cũng là điều mà tôi xác định trước tiên sau những cú sốc của cuộc đời. Bạn bè, người thân còn lo cuộc sống của họ, nếu bạn định đi tìm chỗ dựa nơi đó cũng làm khó cho họ mà thôi. Tôi không thích sự thương hại của bất kỳ ai.
Sau khi đã đứng lên được, tôi tính tiếp phải làm gì cho cuộc sống của mình trở lại bình thường, để tiếp tục sống và sống tốt. Tôi vốn sinh ra ở miền quê ven sông Hồng, lại là con gái làng dệt, có thể quê hương đầy chất thơ đã gieo vào lòng tôi chút ít lãng mạn. Và để vượt qua cuộc sống kém may mắn, như nhiều người, tôi cũng đã tìm đến với sự hài hước để luôn có cớ mà tự an ủi mình...
Từ câu chuyện của đời mình, nghĩ rộng ra, tôi muốn nói về ý chí vươn lên của các bạn trẻ. Rất nhiều người trẻ mà tôi biết hễ thất bại là suy sụp, muốn “chết quách đi cho rồi”. Số khác thì rầu rĩ, khóc than chứ không quyết tâm “thua keo này ta bày keo khác”. Ngay cả việc tự đánh giá bản thân trước khi ghi nguyện vọng thi vào trường nào cũng không làm được. Đa số ghi nguyện vọng theo cảm hứng nhất thời hoặc theo ý cha mẹ. Khi rớt đại học thì chán đời, sa vào ăn chơi... Lỗi này nằm ở việc cha mẹ thời nay quá nuông chiều con cái, không dạy chúng ý chí tự lập, biết tự vươn lên, mà chỉ dựa dẫm và núp bóng người lớn.
Tuy nhiên, bản thân các bạn trẻ cũng phải xác định trách nhiệm với gia đình và xã hội. Hủy hoại bản thân hay thất vọng, chán đời trước hết là tự làm khổ mình và gia đình mình mà thôi. Tự đứng lên mà không chờ đợi ở “phao cứu sinh” nào mới chính là giải pháp của các bạn. Và điều đó mới thật sự chứng minh được các bạn là người trẻ, biết sống công bằng với tuổi trẻ của chính mình.
LÂM AN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét