Dưới đây là câu chuyện của
những cô vợ trẻ. Họ cùng chia sẻ kinh nghiệm duy trì hôn nhân, "học
lỏm" được từ người thân và bạn bè.
Nghe có vẻ hơi ngạc nhiên nhưng có đến 80% các cặp hôn nhân hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng chữ “nhẫn”.
- Chị gái của tôi (người đã kết hôn được 5 năm) cho rằng : “Cuộc sống chung không phải là trò chơi đoán ô chữ; vì thế, nên hỏi người bạn đời xem anh ấy muốn gì và tuyệt đối tin tưởng vào ý muốn ấy”.
- Trước khi tôi nhận lời cầu hôn, mẹ tôi (người đã có 55 năm vui vẻ bên chồng) đề nghị tôi dùng một chiếc bút, viết lên giấy 3 điều tồi tệ mà người chồng tương lai từng đối xử với tôi. Sau đó, mẹ tôi bảo: “Con hãy quên mọi điều mình vừa liệt kê và tha thứ cho người mình yêu. Như vậy, hôn nhân mới không có tỳ vết”. Mẹ tôi còn giải thích rằng, cuộc sống chung không phải lúc nào cũng mang lại thứ tuyệt diệu.
- Mẹ chồng tôi gợi ý, tôi nên học cách xem bóng đá. “Nếu chồng con thích môn thể thao ấy, con sẽ có nhiều thời gian để tranh luận cùng chồng” – mẹ chồng tôi nói. Tôi rút ra bài học là : Tôi có thể gần chồng hơn nếu giữa hai chúng tôi có một sở thích - chung sở thích, vợ chồng dễ dàng chia sẻ đam mê, khát vọng và thân mật với nhau (dù nó chỉ quẩn quanh bên một quả bóng).
- Dì tôi bảo, hãy “ló mặt” ra bàn ăn tối muộn một chút. Cách này khiến chồng “háu đói” mà không phàn nàn vì nghĩ vợ đang bận bịu chuẩn bị bữa tối. Nhưng bạn không nên lạm dụng đoạn kịch này, nếu không muốn nó phản tác dụng.
- Tôi và chồng tôi luôn nảy sinh cuộc chiến sở hữu cái điều khiển tivi nên mẹ chồng tôi đã thỏa thuận “ngày tivi”. Điều này nghĩa là, 3 lần một tuần, tôi sẽ được cầm điều khiển tivi và xem thứ mình thích; chồng tôi cũng có từng đấy thời gian được làm theo ý mình.
Các kinh nghiệm khác
1. Kết hôn là không bao giờ phải nói ‘Tôi rất tiếc’ : Cân nhắc thật kỹ đối tượng bạn chọn để sống chung. Có khi bạn cũng không thể lý giải vì sao mình yêu hoặc không yêu một người nào đó nhưng để thành vợ chồng, ngoài sự mềm yếu của con tim, bạn cần lý trí tính toán những yếu tố tương hợp khác.
2. Nên trung thực : Chia sẻ cùng anh ấy khi bạn cảm thấy không hòa hợp với mẹ chồng – điều này cũng không gây hại cho cuộc hôn nhân của bạn.
3. Có con, đừng quên chồng : Tất nhiên là bạn cần dành thời gian và tình yêu cho con nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn “đánh rơi” chồng. Điều quan trọng nhất với con cái là được nhìn thấy bố mẹ hạnh phúc và thương yêu nhau.
4. Giải quyết vấn đề : Nếu bạn không dám đối mặt với lỗi của chồng (hoặc lỗi của bản thân) thì 20 năm sau, các cuộc cãi vã vẫn tiếp diễn với cùng một chủ đề, bởi vì bạn “nhổ cỏ” mà chưa nhổ tận gốc.
5. Tránh ôm giận dữ lên giường : Bình tĩnh và quên đi bực tức (hoặc) bạn và chồng là kẻ thù phải chung một cái giường.
Sưu tầm
- Chị dâu tôi liệt kê danh sách 10 yếu tố quan trọng nhất để duy trì mái ấm gia đình như sau: 1. Kiên nhẫn / 2. Tình yêu / 3. Kiên nhẫn / 4. Biết chăm sóc nhau / 5. Giao tiếp / 6. Kiên nhẫn / 7. Tôn trọng nhau / 8. Tử tế / 9. Lại kiên nhẫn / 10. Biết chịu đựng.
Nghe có vẻ hơi ngạc nhiên nhưng có đến 80% các cặp hôn nhân hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng chữ “nhẫn”.
- Chị gái của tôi (người đã kết hôn được 5 năm) cho rằng : “Cuộc sống chung không phải là trò chơi đoán ô chữ; vì thế, nên hỏi người bạn đời xem anh ấy muốn gì và tuyệt đối tin tưởng vào ý muốn ấy”.
- Trước khi tôi nhận lời cầu hôn, mẹ tôi (người đã có 55 năm vui vẻ bên chồng) đề nghị tôi dùng một chiếc bút, viết lên giấy 3 điều tồi tệ mà người chồng tương lai từng đối xử với tôi. Sau đó, mẹ tôi bảo: “Con hãy quên mọi điều mình vừa liệt kê và tha thứ cho người mình yêu. Như vậy, hôn nhân mới không có tỳ vết”. Mẹ tôi còn giải thích rằng, cuộc sống chung không phải lúc nào cũng mang lại thứ tuyệt diệu.
- Mẹ chồng tôi gợi ý, tôi nên học cách xem bóng đá. “Nếu chồng con thích môn thể thao ấy, con sẽ có nhiều thời gian để tranh luận cùng chồng” – mẹ chồng tôi nói. Tôi rút ra bài học là : Tôi có thể gần chồng hơn nếu giữa hai chúng tôi có một sở thích - chung sở thích, vợ chồng dễ dàng chia sẻ đam mê, khát vọng và thân mật với nhau (dù nó chỉ quẩn quanh bên một quả bóng).
- Dì tôi bảo, hãy “ló mặt” ra bàn ăn tối muộn một chút. Cách này khiến chồng “háu đói” mà không phàn nàn vì nghĩ vợ đang bận bịu chuẩn bị bữa tối. Nhưng bạn không nên lạm dụng đoạn kịch này, nếu không muốn nó phản tác dụng.
- Tôi và chồng tôi luôn nảy sinh cuộc chiến sở hữu cái điều khiển tivi nên mẹ chồng tôi đã thỏa thuận “ngày tivi”. Điều này nghĩa là, 3 lần một tuần, tôi sẽ được cầm điều khiển tivi và xem thứ mình thích; chồng tôi cũng có từng đấy thời gian được làm theo ý mình.
Các kinh nghiệm khác
1. Kết hôn là không bao giờ phải nói ‘Tôi rất tiếc’ : Cân nhắc thật kỹ đối tượng bạn chọn để sống chung. Có khi bạn cũng không thể lý giải vì sao mình yêu hoặc không yêu một người nào đó nhưng để thành vợ chồng, ngoài sự mềm yếu của con tim, bạn cần lý trí tính toán những yếu tố tương hợp khác.
2. Nên trung thực : Chia sẻ cùng anh ấy khi bạn cảm thấy không hòa hợp với mẹ chồng – điều này cũng không gây hại cho cuộc hôn nhân của bạn.
3. Có con, đừng quên chồng : Tất nhiên là bạn cần dành thời gian và tình yêu cho con nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn “đánh rơi” chồng. Điều quan trọng nhất với con cái là được nhìn thấy bố mẹ hạnh phúc và thương yêu nhau.
4. Giải quyết vấn đề : Nếu bạn không dám đối mặt với lỗi của chồng (hoặc lỗi của bản thân) thì 20 năm sau, các cuộc cãi vã vẫn tiếp diễn với cùng một chủ đề, bởi vì bạn “nhổ cỏ” mà chưa nhổ tận gốc.
5. Tránh ôm giận dữ lên giường : Bình tĩnh và quên đi bực tức (hoặc) bạn và chồng là kẻ thù phải chung một cái giường.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét