Nếu em là ứng viên trái ngành theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, những kỹ
năng nào giúp em có thể đáp ứng được mong muốn của họ?
(Trần Văn Toản)
Trả lời tư vấn của Hồ Thụy Nhàn Khanh, trưởng phòng tuyển dụng bộ phận dinh dưỡng, Nestlé Việt Nam :
Chào bạn,
Nếu bạn là ứng viên trái ngành theo yêu cầu của nhà tuyển dụng thì theo tôi, bạn nên chứng tỏ mình có một số kỹ năng nổi trội để tạo nên thế mạnh riêng của mình so với các ứng viên “đúng ngành” khác. Ví dụ như sự am hiểu của bạn về vị trí họ đang tuyển, lòng nhiệt huyết và tinh thần đam mê trong công việc, niềm say mê và tính ham học hỏi...
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu về chuyên môn của vị trí mà mình muốn ứng tuyển.
Đặc biệt, nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem :
- với vị trí đó, nhà tuyển dụng cần những kỹ năng nào?
- so sánh lại với bản thân để xem kỹ năng đó mình có hay chưa?
- nếu chưa thì mình sẽ hoàn thiện như thế nào?
- và khoảng trong bao lâu?
- .........
để sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của công việc.
Việc hiểu rõ ràng điểm mạnh - yếu của mình, thật sự đam mê công việc, và một kế hoạch cụ thể, khả thi để bổ sung những kĩ năng còn thiếu sẽ giúp bạn dành được sự ủng hộ của nhà tuyển dụng.
- Trả lời tư vấn của Huỳnh Văn Thôi, giám đốc mạng tuyển dụng www.onlinejobs.vn :
Thực tế, đối với những ứng viên ứng tuyển vào vị trí công việc mà trái với ngành họ đang làm việc, hoặc đã được đào tạo. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ không ưu tiên khi chọn lựa.
Tuy nhiên, một khi bạn thể hiện được những thế mạnh và kỹ năng sau, chắc chắn sẽ giành được sự chú ý và cân nhắc của nhà tuyển dụng :
- Khả năng thích ứng với sự thay đổi;
- Khả năng tự học hỏi và làm việc với kỹ năng mới;
- Khả năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Khả năng bạn tự động viên và đặt ra mục tiêu cá nhân rõ ràng.
Tôi xin nhấn mạnh khả năng cuối cùng trong số liệt kê ở trên, nó rất quan trọng, bởi những ứng viên khi được yêu cầu làm trái nghề thường dễ có tâm lý chán nản nếu sau một thời gian vẫn không tìm thấy hướng phát triển nghề nghiệp. Do đó, một ứng viên làm việc lạc quan và có mục tiêu công việc rõ ràng thường được ưu tiên hơn.
Chúc bạn thành công với chọn lựa ở công việc mới!
Kim Nhung (Tuổi Trẻ Online)
(Trần Văn Toản)
************************************
Trả lời tư vấn của Hồ Thụy Nhàn Khanh, trưởng phòng tuyển dụng bộ phận dinh dưỡng, Nestlé Việt Nam :
Chào bạn,
Nếu bạn là ứng viên trái ngành theo yêu cầu của nhà tuyển dụng thì theo tôi, bạn nên chứng tỏ mình có một số kỹ năng nổi trội để tạo nên thế mạnh riêng của mình so với các ứng viên “đúng ngành” khác. Ví dụ như sự am hiểu của bạn về vị trí họ đang tuyển, lòng nhiệt huyết và tinh thần đam mê trong công việc, niềm say mê và tính ham học hỏi...
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu về chuyên môn của vị trí mà mình muốn ứng tuyển.
Đặc biệt, nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem :
- với vị trí đó, nhà tuyển dụng cần những kỹ năng nào?
- so sánh lại với bản thân để xem kỹ năng đó mình có hay chưa?
- nếu chưa thì mình sẽ hoàn thiện như thế nào?
- và khoảng trong bao lâu?
- .........
để sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của công việc.
Việc hiểu rõ ràng điểm mạnh - yếu của mình, thật sự đam mê công việc, và một kế hoạch cụ thể, khả thi để bổ sung những kĩ năng còn thiếu sẽ giúp bạn dành được sự ủng hộ của nhà tuyển dụng.
*************************************
- Trả lời tư vấn của Huỳnh Văn Thôi, giám đốc mạng tuyển dụng www.onlinejobs.vn :
Thực tế, đối với những ứng viên ứng tuyển vào vị trí công việc mà trái với ngành họ đang làm việc, hoặc đã được đào tạo. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ không ưu tiên khi chọn lựa.
Tuy nhiên, một khi bạn thể hiện được những thế mạnh và kỹ năng sau, chắc chắn sẽ giành được sự chú ý và cân nhắc của nhà tuyển dụng :
- Khả năng thích ứng với sự thay đổi;
- Khả năng tự học hỏi và làm việc với kỹ năng mới;
- Khả năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Khả năng bạn tự động viên và đặt ra mục tiêu cá nhân rõ ràng.
Tôi xin nhấn mạnh khả năng cuối cùng trong số liệt kê ở trên, nó rất quan trọng, bởi những ứng viên khi được yêu cầu làm trái nghề thường dễ có tâm lý chán nản nếu sau một thời gian vẫn không tìm thấy hướng phát triển nghề nghiệp. Do đó, một ứng viên làm việc lạc quan và có mục tiêu công việc rõ ràng thường được ưu tiên hơn.
Chúc bạn thành công với chọn lựa ở công việc mới!
Kim Nhung (Tuổi Trẻ Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét