Đạo xử thế của Khổng Tử

Sách Liệt Tử đã chép rằng :

“Tử Hạ hỏi Khổng Tử : - Nhan Hồi là người như thế nào ?

Khổng Tử nói :- Cái nhân của Hồi hơn ta.

Tử Hạ lại hỏi : - Tử Cống là người như thế nào ?


- Cái mau mắn của Tử hơn ta.

- Tử Lệ là người như thế nào ?

- Cái dũng của Do hơn ta.

- Tử Trương là người như thế nào ?

- Cái vẻ trang nghiêm của Sử hơn ta.

Tử Hạ lấy làm lạ, đứng dậy thưa :"Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo thầy mà học ?"

Khổng Tử nói : "Lại đây ta bảo cho, Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc bất nhân; Tử chỉ biết mau mắn mà không biết chậm chạp. Do chỉ biết hùng dũng mà không biết nên nhút nhát; Sử chỉ biết trang nghiêm mà không biết lúc ung dung để hoà đồng với mọi người. Nay gồm tất cả những cái hay của bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm thầy !”

Vậy mới hay Khổng Tử đã thấu suổt cái nguyên tắc quan trọng nhất trong đạo xử thế là phải biết biến: “Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cử”(có biến mới có thông, có thông mới lâu bền được). Phải biết tuỳ cơ mà biến thông cho hợp thời trung tiết…nếu chỉ khư khư, nhất mực…dẫu hay đến mấy cũng hỏng việc. Mục đích thì có một nhưng có cả ngàn cách để đạt mục đích ấy, vấn đề là tìm xem cách nào hợp với khả năng mình nhất, có hiệu quả nhất.

                                         (Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét