Người ta vẫn hay nói “đốt đuốc” đi tìm hạnh phúc. Trong khi hạnh phúc thường đến từ những điều đời thường nhất.
Tôi
bắt đầu chuyện hạnh phúc bằng hình ảnh một cô bé 4 tuổi khóc thét lên
và ôm choàng lấy mẹ vì sợ chó cắn, dù chú chó đang quẫy đuôi mừng. Một
chú chó dễ thương mà làm cô bé sợ đến vậy là do bố cô bé mỗi khi thấy
con nghịch thì dọa chó cắn...
Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tiếng
chú chó quấn quýt xung quanh và cô bé được người mẹ cùng mọi người xung
quanh động viên về độ an toàn: “Không sao đâu con, bạn chó mừng con kìa,
bạn thương con lắm mà!”, cô bé đã thay đổi. Và rồi cô bé từ từ đưa bàn
tay nhút nhát, e dè ra sờ đầu bạn chó, và rất nhanh chóng chú chó hiền
lành liếm tay cô bé một cách thích thú. Thường thì chó cũng như mèo
thích sự ứng xử dịu dàng của con người nhưng tùy hoàn cảnh, không phải
chú chó nào cũng dễ thương với khách như thế.
Quả là kỳ diệu, mấy
ngày sau từ nỗi sợ chó, cô bé đã tự tin đòi mẹ phải mua cho cô một con
chó như thế để làm bạn, không thì mỗi khi đi học về cô bé đều nói với mẹ
rằng: “Mẹ ơi, cho con đến thăm bạn chó đi!”. Cô bé đã bắt đầu có niềm
vui và cả tình thương với động vật. Bắt đầu từ nỗi sợ hãi mất an toàn,
được thuyết phục về sự an toàn, cô bé chuyển sang giai đoạn thể hiện cảm
xúc. Có một sự đổi thay quan trọng trong suy nghĩ, trong trí tưởng
tượng của cô bé, đó là sự thích thú, mơ ước, khát khao và nhân ái đầu
tiên của một tuổi thơ đẹp đẽ.
Bất an liệu có hạnh phúc được?
Người dân chen lấn, giẫm đạp lên nhau tại buổi phát ấn đền Trần sáng 24-2
“Sự đền bù hư ảo”
Một
điểm khác không thể không lưu ý đến sự lo âu, hoang mang này là những
năm gần đây, người đi cầu cúng gia tăng, làm biến tướng nhiều giá trị
tâm linh, tín ngưỡng tốt đẹp. Nhưng nhìn ở góc độ xã hội, đó cũng là
biểu hiện khác của tâm lý bất an, nên dù gửi lời khấn cầu vào chốn thánh
thần chẳng nhận lại được một lời hứa đảm bảo nào, nhưng họ vẫn đổ xô
đến. Phải chăng đó là “sự đền bù hư ảo” mà các giá trị trần thế chưa thể
rút ngắn được khoảng cách?
Cái không thể thay thế cái “hư ảo”
kia chính là những đánh giá thiếu thực tiễn về chính cái “hư ảo” ấy để
điều chỉnh chính sách. Xưa kia, xã hội phong kiến không phải không có
pháp luật, nhưng ở những chỗ đông người như chợ búa vì sao luôn có những
miếu thờ được cho là linh thiêng, chẳng phải đơn thuần chỉ vì người dân
mê tín, mà bởi mỗi khi xảy ra tranh chấp, gian manh, lừa đảo, họ lôi
tay nhau đến miếu để thề. Thề trước thần minh những điều trong sạch,
không vấy bẩn lương tâm, nhờ vậy mà kẻ gian bớt lộng hành, chứ trông chờ
vào sự phán xử qua bao nhiêu cấp của pháp luật thì cỏ đã xanh mồ. Đó là
lý do mà Nguyễn Trãi phải thừa nhận rằng: “Pháp luật không bằng nhân
nghĩa”.
Cùng nhìn lại hình ảnh cô bé sợ chó được nói đến ở trên
để thấy người dân cần pháp luật và đạo đức xã hội đóng vai người mẹ (bảo
trợ cho sự an toàn), đừng dọa dẫm các con về chó dữ, hãy cho con cảm
nhận được cách sống tương quan, cảm nhận về sự an toàn, biết mở lòng yêu
thương không chỉ với con người mà với cả súc vật.
Hạnh phúc cá
nhân không bao giờ tách rời với những tương quan xã hội. Hình ảnh luôn
phản chiếu đời sống xã hội, chỉ cần nhìn vào hành vi xếp hàng, xả rác,
tham gia giao thông, tham dự lễ hội, vào quán ăn là thấy ngay những
“định nghĩa chuẩn” về một quốc gia hạnh phúc, ở đó có những công dân
thật sự hạnh phúc.Và chúng ta hãy dành cho nhau những cảm giác an toàn
về thân thể, tài sản, hãy dành cho môi trường tự nhiên và xã hội những
suy nghĩ tương quan liên đới trách nhiệm, chắc chắn hạnh phúc của chúng
ta sẽ đầy lên, như ngọn đèn thắp sáng cho mọi ngọn đèn mà không hề vơi
đi chút ánh sáng nào của mình. Chẳng lẽ làm một điều lành nhỏ trong
ngày, mang đến an vui và tin tưởng cho người khác không phải là hạnh
phúc?
Nguồn: Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét