Đôi khi ta cảm thấy buồn chán, chẳng thích gì, chẳng muốn làm gì. Có thể chỉ đơn giản là bạn đang chán và muốn làm gì đó nhưng lại không biết phải làm gì, tệ hơn cả là chẳng biết mình thích gì, vô cảm với mọi thứ... Điều này rất nguy hiểm, nó là tiền đề của cảm giác chán đời, bất cần đời, và dẫn đến sự buông thả, sa sút... Sau đây là một số cách có thể giúp bạn thoát khỏi tâm trạng tiêu cực đó.
1. Trò chuyện với một người bạn.
Hãy nói chuyện với bạn bè, nhất là với những người biết lắng nghe, tham khảo họ xem bạn nên làm gì. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện, thảo luận với đứa bạn về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm, hứng thú. Dù họ có cho bạn lời khuyên được hay không thì bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi được trò chuyện. Nghiên cứu cho thấy những người hay trò chuyện, tán ngẫu cùng người thân sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị stress và các bệnh tâm lý.
2. Làm bất cứ một việc gì có ích.
Dù bạn đang không hứng thú với việc gì cả, không muốn làm gì cả nhưng hãy cứ thử làm một việc gì đó có ích, cứ xem như để giết thời gian (nhưng thực ra bạn đang tận dụng thời gian đấy). Trong quá trình làm, bạn sẽ dần dần chú tâm vào công việc hơn và quên mất những buồn chán khi nãy. Cách này thường được áp dụng rất thành công ở những người phải chịu những cú shock tức tối. Sau khi "hoàn hồn" sau cú shock đó, họ thường lao vào làm việc để quên đi cú shock và dẫn đến những thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng ở đây, bạn đang chán, vậy thì hãy xem như bạn làm việc đó chỉ để giải trí cho đỡ chán thôi há. Làm thế vừa đỡ chán vừa có lợi, một công đôi chuyện!
3. Giúp đỡ ai đó.
Có thể là về mặt vật chất, tinh thần hay chỉ đơn giản là giúp những việc lặt vặt. Mua giúp em nhỏ tấm vé số. Biếu bà lão ăn xin vài đồng. Giảng cho đứa bạn bài mà nó chưa hiểu. An ủi một người thân đang buồn.... Bạn sẽ thấy mình thực sự hữu ích, có rất nhiều người cần đến bạn. Và từ đó, bạn sẽ tìm được tìm vui và động lực để tiếp tục làm việc/ học tập.
4. Vẽ
Bạn đang rất ngạc nhiên: ở trên vừa bảo làm một việc gì đó mà thấy có ích, thế sao bây giờ lại bảo vẽ vời vô bổ như thế? Vậy bạn nghĩ vẽ không có ích ư? Lầm to rồi đấy. Vẽ, thứ nhất, sẽ giúp bạn bồi dưỡng tính sáng tạo. Đây là một yếu tố cần thiết để thành công. Thứ hai, khi vẽ, não trái của bạn sẽ vận động và tạm thời làm não phải -nơi đảm nhận sự lo lắng - nghỉ ngơi. Có thể bạn vẽ không khá, nhưng vấn đề đó không quan trọng, chỉ là bạn đang giải trí thôi mà, hãy nhớ như vậy. Với tâm trạng thoải mái thì tính sáng tạo mới phát huy tối đa được.
5. Nghĩ về tương lai.
Thử tưởng tượng ra viễn cảnh của bạn trong tương lai, đó có thể là những gì bạn mong muốn hay quan ngại.
Lúc đó bạn như thế nào? Khỏe mạnh hay yếu đuối? Hình dáng của bạn sẽ ra sao? Công ăn việc làm thế nào? Gia đình,người thân và những người bạn quen biết thì sao? Thử lý giải cho những tưởng tượng của bạn. Ví dụ nếu bạn tưởng tượng sau này mình làm nghề gì, chức vụ nào thì hãy tự hỏi làm sao để đạt được điều đó, nó đòi hỏi những gì, bạn đã có hay chưa có những nền tảng gì để thực hiện nó... hoặc nếu bạn tưởng tượng sau này mình... thất nghiệp thì hãy tự hỏi tại sao, nguyên nhân nào và phải làm sao để không bị như vậy...
Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về tương lai, bạn sẽ phần nào thấy rõ hơn mục tiêu và trách nhiệm của mình, nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy chán nản mà bạn đang mắc phải để đi tiếp chặng đường.
6. Nhớ về quá khứ.
Chẳng ai có tương lai mà không hề có quá khứ. Dù đã qua nhưng quá khứ là nền tảng cho hiện tại và hiện tại lại là nền tảng cho tương lai. Dĩ nhiên, chẳng ai có quá khứ hoàn vui hay hoàn toàn buồn. Và dù cho đó là vui hay buồn thì bạn hãy ngẫm nghĩ về nó, nhớ lại xem mình đã trải qua như thế nào. Những kỉ niệm vui sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và tiếp thêm sinh lực cuộc sống. Những kỉ niệm buồn sẽ giúp bạn nhớ cách phải vượt qua như thế nào. Trừ khi quá khứ của bạn có những điều khủng khiếp mà bạn không muốn nhớ tới, nếu ko, hãy nghĩ về quá khứ với sự trân trọng và nâng niu như những trang sách hay đã khép lại. Bạn đã sống, đã tồn tại trong khoảng thời gian đó như một sự kỳ diệu của tạo hóa. Và bây giờ, trong hiện tại và trong một tương lai nhất định, bạn vẫn sống. Bạn cần phải viết tiếp những trang đời của mình để đó sẽ là một quyển sách hay và bổ ích.
7. Hãy nhìn thẳng và đối đầu với nỗi buồn chán của bạn.
Dùng đầu óc phân tích xem tại sao tôi lại có cảm giác buồn chán như thế này? Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận cho đến ngọn ngành của vấn đề. Tất cả những phân tích này cuối cùng sẽ đưa bạn đến 1 kết quả giống nhau: "nỗi buồn này, cơn khó khăn này rồi cũng phải qua đi, và sau đó là những ngày không còn u ám nữa". Tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn mình không phải ở trong trạng thái này suốt đời... sẽ có một lúc, một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này.. thì bây giờ, khi ngồi chờ cảm giác buồn chán này qua đi... tại sao không làm một cái gì để thời giờ trôi nhanh hơn?...
8. Làm những việc để thời gian trôi qua nhanh hơn.
- Làm một cái gì có vẻ hăng hái một chút: Khi buồn chán, tuyệt vọng, hãy tìm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm 1 người bạn, đi bộ, hay đạp xe đạp, đánh cờ, đọc sách. Nhưng nhớ đừng xem truyền hình, đây ko phải là 1 hành động tích cực.
Hãy nói chuyện với bạn bè, nhất là với những người biết lắng nghe, tham khảo họ xem bạn nên làm gì. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện, thảo luận với đứa bạn về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm, hứng thú. Dù họ có cho bạn lời khuyên được hay không thì bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi được trò chuyện. Nghiên cứu cho thấy những người hay trò chuyện, tán ngẫu cùng người thân sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị stress và các bệnh tâm lý.
2. Làm bất cứ một việc gì có ích.
Dù bạn đang không hứng thú với việc gì cả, không muốn làm gì cả nhưng hãy cứ thử làm một việc gì đó có ích, cứ xem như để giết thời gian (nhưng thực ra bạn đang tận dụng thời gian đấy). Trong quá trình làm, bạn sẽ dần dần chú tâm vào công việc hơn và quên mất những buồn chán khi nãy. Cách này thường được áp dụng rất thành công ở những người phải chịu những cú shock tức tối. Sau khi "hoàn hồn" sau cú shock đó, họ thường lao vào làm việc để quên đi cú shock và dẫn đến những thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng ở đây, bạn đang chán, vậy thì hãy xem như bạn làm việc đó chỉ để giải trí cho đỡ chán thôi há. Làm thế vừa đỡ chán vừa có lợi, một công đôi chuyện!
3. Giúp đỡ ai đó.
Có thể là về mặt vật chất, tinh thần hay chỉ đơn giản là giúp những việc lặt vặt. Mua giúp em nhỏ tấm vé số. Biếu bà lão ăn xin vài đồng. Giảng cho đứa bạn bài mà nó chưa hiểu. An ủi một người thân đang buồn.... Bạn sẽ thấy mình thực sự hữu ích, có rất nhiều người cần đến bạn. Và từ đó, bạn sẽ tìm được tìm vui và động lực để tiếp tục làm việc/ học tập.
4. Vẽ
Bạn đang rất ngạc nhiên: ở trên vừa bảo làm một việc gì đó mà thấy có ích, thế sao bây giờ lại bảo vẽ vời vô bổ như thế? Vậy bạn nghĩ vẽ không có ích ư? Lầm to rồi đấy. Vẽ, thứ nhất, sẽ giúp bạn bồi dưỡng tính sáng tạo. Đây là một yếu tố cần thiết để thành công. Thứ hai, khi vẽ, não trái của bạn sẽ vận động và tạm thời làm não phải -nơi đảm nhận sự lo lắng - nghỉ ngơi. Có thể bạn vẽ không khá, nhưng vấn đề đó không quan trọng, chỉ là bạn đang giải trí thôi mà, hãy nhớ như vậy. Với tâm trạng thoải mái thì tính sáng tạo mới phát huy tối đa được.
5. Nghĩ về tương lai.
Thử tưởng tượng ra viễn cảnh của bạn trong tương lai, đó có thể là những gì bạn mong muốn hay quan ngại.
Lúc đó bạn như thế nào? Khỏe mạnh hay yếu đuối? Hình dáng của bạn sẽ ra sao? Công ăn việc làm thế nào? Gia đình,người thân và những người bạn quen biết thì sao? Thử lý giải cho những tưởng tượng của bạn. Ví dụ nếu bạn tưởng tượng sau này mình làm nghề gì, chức vụ nào thì hãy tự hỏi làm sao để đạt được điều đó, nó đòi hỏi những gì, bạn đã có hay chưa có những nền tảng gì để thực hiện nó... hoặc nếu bạn tưởng tượng sau này mình... thất nghiệp thì hãy tự hỏi tại sao, nguyên nhân nào và phải làm sao để không bị như vậy...
Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về tương lai, bạn sẽ phần nào thấy rõ hơn mục tiêu và trách nhiệm của mình, nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy chán nản mà bạn đang mắc phải để đi tiếp chặng đường.
6. Nhớ về quá khứ.
Chẳng ai có tương lai mà không hề có quá khứ. Dù đã qua nhưng quá khứ là nền tảng cho hiện tại và hiện tại lại là nền tảng cho tương lai. Dĩ nhiên, chẳng ai có quá khứ hoàn vui hay hoàn toàn buồn. Và dù cho đó là vui hay buồn thì bạn hãy ngẫm nghĩ về nó, nhớ lại xem mình đã trải qua như thế nào. Những kỉ niệm vui sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và tiếp thêm sinh lực cuộc sống. Những kỉ niệm buồn sẽ giúp bạn nhớ cách phải vượt qua như thế nào. Trừ khi quá khứ của bạn có những điều khủng khiếp mà bạn không muốn nhớ tới, nếu ko, hãy nghĩ về quá khứ với sự trân trọng và nâng niu như những trang sách hay đã khép lại. Bạn đã sống, đã tồn tại trong khoảng thời gian đó như một sự kỳ diệu của tạo hóa. Và bây giờ, trong hiện tại và trong một tương lai nhất định, bạn vẫn sống. Bạn cần phải viết tiếp những trang đời của mình để đó sẽ là một quyển sách hay và bổ ích.
7. Hãy nhìn thẳng và đối đầu với nỗi buồn chán của bạn.
Dùng đầu óc phân tích xem tại sao tôi lại có cảm giác buồn chán như thế này? Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận cho đến ngọn ngành của vấn đề. Tất cả những phân tích này cuối cùng sẽ đưa bạn đến 1 kết quả giống nhau: "nỗi buồn này, cơn khó khăn này rồi cũng phải qua đi, và sau đó là những ngày không còn u ám nữa". Tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn mình không phải ở trong trạng thái này suốt đời... sẽ có một lúc, một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này.. thì bây giờ, khi ngồi chờ cảm giác buồn chán này qua đi... tại sao không làm một cái gì để thời giờ trôi nhanh hơn?...
8. Làm những việc để thời gian trôi qua nhanh hơn.
- Làm một cái gì có vẻ hăng hái một chút: Khi buồn chán, tuyệt vọng, hãy tìm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm 1 người bạn, đi bộ, hay đạp xe đạp, đánh cờ, đọc sách. Nhưng nhớ đừng xem truyền hình, đây ko phải là 1 hành động tích cực.
- Tìm một việc gì mình thích làm: chẳng hạn đọc truyện chưởng, chơi
game computer, vẻ tranh, hát karaoke.. Dĩ nhiên, khi "người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ".. Nếu bạn chẳng thấy ham gì cả, cứ tìm đại một việc
mình thích, làm với sự chú tâm lúc đầu, sau đó, bạn sẽ tìm lại được sự
thích thú.
- Chia sẽ cảm giác buồn chán bằng cách tâm sự với người nào đó
- Khóc cho vơi cơn buồn: Dù bạn là đàn bà hay đàn ông, hay khóc hoặc
chưa từng biết khóc, phương pháp này sẽ giúp bạn trút bớt nỗi u uất
trong lòng, và khi nín khóc, đôi lúc bạn lại thấy buồn cười với chính
mình.
- Đừng mơ ước quá xa vời
- Hãy vẽ ra nỗi buồn, cơn giận, hay cảm giác lo lắng của mình: Dùng
hộp bút chì đủ màu, vẽ đại trên tờ giấy, không cần biết mình đang vẽ gì.
Sau khi hết cơn giận dữ, bạn nhìn lại "tác phẩm" của mình.. sẽ phải
ngạc nhiên vì nó thật sự đã diễn tả được sự buồn phiền hay giận dữ của
bạn đến mức độ nào.
- Bạn có thật sự buồn không vậy?: Đôi lúc bạn buồn hay giận dử vì
những chuyện bạn phán đoán hoàn toàn sai!.. Đừng để phải hối tiếc vì
chuyện này...
- Hãy tự hưởng thụ: Mở đầy bồn nước nóng và ngâm mình trong đó. Đến
tiệm đấm bóp và hưởng thụ cảm giác thoải mái trên các bắp thịt được xoa
bóp. Những tiện nghi thể xác này thường có thể giải tỏa được các phiền
não trong lòng bạn. Đồng thời trong khoản thời gian trên, bạn có thể suy
nghĩ một cách sâu xa, chính chắn mọi việc
9. Hãy tìm một việc gì thật đáng chán để cho đỡ chán.
Ngồi cắn vỏ hột dưa, đừng ăn, hãy để dành trong chén cho tới khi nào đủ số để làm 10 cái bánh trung thu! Hãy ra vườn thử nhổ từng cọng cỏ cho đến khi không còn cỏ nữa! Hãy chà sạch tường gạch men trong phòng tắm bằng một bàn chải... đánh răng!... Những việc này thật sự đáng chán hơn nỗi buồn của bạn. Kiên nhẫn làm cho đến khi cơn buồn của bạn hoàn toàn tan biến hết.
9. Hãy tìm một việc gì thật đáng chán để cho đỡ chán.
Ngồi cắn vỏ hột dưa, đừng ăn, hãy để dành trong chén cho tới khi nào đủ số để làm 10 cái bánh trung thu! Hãy ra vườn thử nhổ từng cọng cỏ cho đến khi không còn cỏ nữa! Hãy chà sạch tường gạch men trong phòng tắm bằng một bàn chải... đánh răng!... Những việc này thật sự đáng chán hơn nỗi buồn của bạn. Kiên nhẫn làm cho đến khi cơn buồn của bạn hoàn toàn tan biến hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét