Gieo cái đẹp, gặt cái đẹp

“Khi bạn đẹp, bạn sẽ thấy người khác cũng đẹp” – câu nói của người đồng nghiệp mà tôi nghe từ một đồng nghiệp khác. Chẳng là mấy nay tôi cũng suy nghĩ về “thế nào là đẹp?” và “khi nào thì mình biết mình đẹp?”. Rồi hai câu hỏi ấy lại dẫn tôi đến câu hỏi thứ ba: “Phải chăng đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?”


Bàn chút về cái đẹp
Đẹp ở đây là đẹp cả thân thể lẫn tâm hồn. Tuy nhiên cái đẹp thân thể thì phần lớn là thiên phú, cũng có chút là nằm ở việc biết cách chăm sóc bản thân nhưng chủ yếu vẫn do được ban ơn nên không phải bàn nhiều. Còn cái đẹp tâm hồn thì tôi tin phần lớn là do bản thân rèn luyện qua quá trình giáo dục. Giáo dục thì đến từ hai nguồn: bên ngoài và nội tại. Trong hai nguồn này thì nội tại đóng vai trò quyết định. Như thế có thể nói, cái đẹp tâm hồn là do mình, chứ không phải ai khác ban cho.

Vậy làm cách để tâm hồn mình trở nên đẹp? Một nguyên tắc là vào gì ra đấy. Tức là, bạn không thể mong tâm hồn mình đẹp nếu mang vào đó toàn mấy thứ rác rưởi vào (tạm cho là xấu, chứ thật ra cũng chưa chắc nó xấu). Tuy nhiên, đi sâu hơn một chút thì làm gì có thứ gì đẹp, hay xấu đâu. Xấu hơn đẹp là do bạn cách bạn nhìn nó; hay nói đúng hơn là bản thân sự vật, sự việc không có tính xấu hay đẹp. Nó thế nào là do lăng kính (khả năng minh định) của bạn quyết định. Vậy thì nguyên tắc vào gì ra đó không đủ cơ sở quyết định việc bạn đẹp mà phải là nguyên tắc gieo gì gặt nấy. Bạn không thể mong nhận được trái táo nếu gieo xuống đất một hạt bưởi. Những thứ bạn gieo nó giống như bạn đang rải hạt xuống xuống mảnh đất tâm hồn bạn. Hạt tốt sẽ cho quả ngọt. Tóm lại, để đẹp về tâm hồn, hãy sống cho đi thật sựnghĩ tốt cho người khácsẵn lòng giúp đỡ mọi ngườitrong khả năng của mình thì chắc chắn bạn sẽ đẹp.

Tiếp theo, khi nào thì mình biết mình đẹp?
Do quá trình này hoàn toàn là diễn biến nội tâm, nên chỉ có mình bạn mới là người biết chính xác. Chỉ cần một điều kiện duy nhất là hãy thành thật với chính mình. Bạn hoàn toàn có thể giấu người khác và thể hiện ra cho họ thấy bạn đẹp, điều này không khó vì chỉ cần chiêu. Nhưng dù bạn có chiêu hay cỡ nào thì bạn không thể tự lừa dối mình vì chiêu đó luôn bị giới hạn bởi trình độ tư duy của bạn. Một thực tế (tôi phỏng đoán) bất kỳ ai cũng có những điều mình không hài lòng ở bản thân, chỉ là mình có chịu lắng nghe và thành thật không thôi. Như vậy có thể nói, bạn chẳng bao giờ là đẹp tuyệt hảo bởi bạn sẽ luôn có những điều chưa bằng lòng. Nhưng xét một cách tương đối, bạn được xem là trở nên đẹp tuyệt hảo khi dũng cảm thừa nhận mình chưa đẹp tuyệt hảo; vì ở đó sự dũng cảm đã lấn át cái thiếu ấy, khiến bạn luôn nỗ lực để mình đẹp hơn hiện tại, trở thành phiên bản tốt hơn của mình hôm qua.

Cuối cùng, có đúng là đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?
Theo tôi là đúng. Bởi như phân tích ở trên, khi mình nhìn xuyên thấu bản thân, dũng cảm thừa nhận mình còn chưa nhiều chỗ chưa đẹp tức là mình có tính đẹp trong sự dũng cảm. Vậy thì mình đã làm được một việc vô cùng quan trọng, đó là khả năng cảm thông với chính mình. Cảm thông được với chính mình thì cảm thông được ở người khác. Mình học được cách dũng cảm chấp nhận người khác rằng họ cũng không tuyệt hảo, nhưng họ đẹp trong cái giới hạn dũng cảm ấy.

Tóm lại, muốn đẹp thì mỗi ngày hãy gieo thật nhiều hạt tốt, hạt sáng ra ngoài bằng những lời nói, hành động và suy nghĩ tích cực cho mọi người, cũng như rèn luyện khả năng minh định để biết được những điều mình đang gieo là tốt, là sáng thì chắc chắn chúng ta sẽ đẹp rạng ngời, mà cái đẹp này chẳng cần ai khen, chẳng cần ai thừa nhận.
“Khi bạn đẹp, bạn sẽ thấy người khác cũng đẹp” – câu nói của người đồng nghiệp mà tôi nghe từ một đồng nghiệp khác. Chẳng là mấy nay tôi cũng suy nghĩ về “thế nào là đẹp?” và “khi nào thì mình biết mình đẹp?”. Rồi hai câu hỏi ấy lại dẫn tôi đến câu hỏi thứ ba: “Phải chăng đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?”
Bàn chút về cái đẹp
Đẹp ở đây là đẹp cả thân thể lẫn tâm hồn. Tuy nhiên cái đẹp thân thể thì phần lớn là thiên phú, cũng có chút là nằm ở việc biết cách chăm sóc bản thân nhưng chủ yếu vẫn do được ban ơn nên không phải bàn nhiều. Còn cái đẹp tâm hồn thì tôi tin phần lớn là do bản thân rèn luyện qua quá trình giáo dục. Giáo dục thì đến từ hai nguồn: bên ngoài và nội tại. Trong hai nguồn này thì nội tại đóng vai trò quyết định. Như thế có thể nói, cái đẹp tâm hồn là do mình, chứ không phải ai khác ban cho.
Vậy làm cách để tâm hồn mình trở nên đẹp? Một nguyên tắc là vào gì ra đấy. Tức là, bạn không thể mong tâm hồn mình đẹp nếu mang vào đó toàn mấy thứ rác rưởi vào (tạm cho là xấu, chứ thật ra cũng chưa chắc nó xấu). Tuy nhiên, đi sâu hơn một chút thì làm gì có thứ gì đẹp, hay xấu đâu. Xấu hơn đẹp là do bạn cách bạn nhìn nó; hay nói đúng hơn là bản thân sự vật, sự việc không có tính xấu hay đẹp. Nó thế nào là do lăng kính (khả năng minh định) của bạn quyết định. Vậy thì nguyên tắc vào gì ra đó không đủ cơ sở quyết định việc bạn đẹp mà phải là nguyên tắc gieo gì gặt nấy. Bạn không thể mong nhận được trái táo nếu gieo xuống đất một hạt bưởi. Những thứ bạn gieo nó giống như bạn đang rải hạt xuống xuống mảnh đất tâm hồn bạn. Hạt tốt sẽ cho quả ngọt. Tóm lại, để đẹp về tâm hồn, hãy sống cho đi thật sựnghĩ tốt cho người khácsẵn lòng giúp đỡ mọi ngườitrong khả năng của mình thì chắc chắn bạn sẽ đẹp.
Tiếp theo, khi nào thì mình biết mình đẹp?
Do quá trình này hoàn toàn là diễn biến nội tâm, nên chỉ có mình bạn mới là người biết chính xác. Chỉ cần một điều kiện duy nhất là hãy thành thật với chính mình. Bạn hoàn toàn có thể giấu người khác và thể hiện ra cho họ thấy bạn đẹp, điều này không khó vì chỉ cần chiêu. Nhưng dù bạn có chiêu hay cỡ nào thì bạn không thể tự lừa dối mình vì chiêu đó luôn bị giới hạn bởi trình độ tư duy của bạn. Một thực tế (tôi phỏng đoán) bất kỳ ai cũng có những điều mình không hài lòng ở bản thân, chỉ là mình có chịu lắng nghe và thành thật không thôi. Như vậy có thể nói, bạn chẳng bao giờ là đẹp tuyệt hảo bởi bạn sẽ luôn có những điều chưa bằng lòng. Nhưng xét một cách tương đối, bạn được xem là trở nên đẹp tuyệt hảo khi dũng cảm thừa nhận mình chưa đẹp tuyệt hảo; vì ở đó sự dũng cảm đã lấn át cái thiếu ấy, khiến bạn luôn nỗ lực để mình đẹp hơn hiện tại, trở thành phiên bản tốt hơn của mình hôm qua.
Cuối cùng, có đúng là đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?
Theo tôi là đúng. Bởi như phân tích ở trên, khi mình nhìn xuyên thấu bản thân, dũng cảm thừa nhận mình còn chưa nhiều chỗ chưa đẹp tức là mình có tính đẹp trong sự dũng cảm. Vậy thì mình đã làm được một việc vô cùng quan trọng, đó là khả năng cảm thông với chính mình. Cảm thông được với chính mình thì cảm thông được ở người khác. Mình học được cách dũng cảm chấp nhận người khác rằng họ cũng không tuyệt hảo, nhưng họ đẹp trong cái giới hạn dũng cảm ấy.
Tóm lại, muốn đẹp thì mỗi ngày hãy gieo thật nhiều hạt tốt, hạt sáng ra ngoài bằng những lời nói, hành động và suy nghĩ tích cực cho mọi người, cũng như rèn luyện khả năng minh định để biết được những điều mình đang gieo là tốt, là sáng thì chắc chắn chúng ta sẽ đẹp rạng ngời, mà cái đẹp này chẳng cần ai khen, chẳng cần ai thừa nhận.
- See more at: http://www.vuductrithe.com/gieo-cai-dep-gat-cai-dep/#sthash.j57cGSUg.dpuf
“Khi bạn đẹp, bạn sẽ thấy người khác cũng đẹp” – câu nói của người đồng nghiệp mà tôi nghe từ một đồng nghiệp khác. Chẳng là mấy nay tôi cũng suy nghĩ về “thế nào là đẹp?” và “khi nào thì mình biết mình đẹp?”. Rồi hai câu hỏi ấy lại dẫn tôi đến câu hỏi thứ ba: “Phải chăng đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?”
Bàn chút về cái đẹp
Đẹp ở đây là đẹp cả thân thể lẫn tâm hồn. Tuy nhiên cái đẹp thân thể thì phần lớn là thiên phú, cũng có chút là nằm ở việc biết cách chăm sóc bản thân nhưng chủ yếu vẫn do được ban ơn nên không phải bàn nhiều. Còn cái đẹp tâm hồn thì tôi tin phần lớn là do bản thân rèn luyện qua quá trình giáo dục. Giáo dục thì đến từ hai nguồn: bên ngoài và nội tại. Trong hai nguồn này thì nội tại đóng vai trò quyết định. Như thế có thể nói, cái đẹp tâm hồn là do mình, chứ không phải ai khác ban cho.
Vậy làm cách để tâm hồn mình trở nên đẹp? Một nguyên tắc là vào gì ra đấy. Tức là, bạn không thể mong tâm hồn mình đẹp nếu mang vào đó toàn mấy thứ rác rưởi vào (tạm cho là xấu, chứ thật ra cũng chưa chắc nó xấu). Tuy nhiên, đi sâu hơn một chút thì làm gì có thứ gì đẹp, hay xấu đâu. Xấu hơn đẹp là do bạn cách bạn nhìn nó; hay nói đúng hơn là bản thân sự vật, sự việc không có tính xấu hay đẹp. Nó thế nào là do lăng kính (khả năng minh định) của bạn quyết định. Vậy thì nguyên tắc vào gì ra đó không đủ cơ sở quyết định việc bạn đẹp mà phải là nguyên tắc gieo gì gặt nấy. Bạn không thể mong nhận được trái táo nếu gieo xuống đất một hạt bưởi. Những thứ bạn gieo nó giống như bạn đang rải hạt xuống xuống mảnh đất tâm hồn bạn. Hạt tốt sẽ cho quả ngọt. Tóm lại, để đẹp về tâm hồn, hãy sống cho đi thật sựnghĩ tốt cho người khácsẵn lòng giúp đỡ mọi ngườitrong khả năng của mình thì chắc chắn bạn sẽ đẹp.
Tiếp theo, khi nào thì mình biết mình đẹp?
Do quá trình này hoàn toàn là diễn biến nội tâm, nên chỉ có mình bạn mới là người biết chính xác. Chỉ cần một điều kiện duy nhất là hãy thành thật với chính mình. Bạn hoàn toàn có thể giấu người khác và thể hiện ra cho họ thấy bạn đẹp, điều này không khó vì chỉ cần chiêu. Nhưng dù bạn có chiêu hay cỡ nào thì bạn không thể tự lừa dối mình vì chiêu đó luôn bị giới hạn bởi trình độ tư duy của bạn. Một thực tế (tôi phỏng đoán) bất kỳ ai cũng có những điều mình không hài lòng ở bản thân, chỉ là mình có chịu lắng nghe và thành thật không thôi. Như vậy có thể nói, bạn chẳng bao giờ là đẹp tuyệt hảo bởi bạn sẽ luôn có những điều chưa bằng lòng. Nhưng xét một cách tương đối, bạn được xem là trở nên đẹp tuyệt hảo khi dũng cảm thừa nhận mình chưa đẹp tuyệt hảo; vì ở đó sự dũng cảm đã lấn át cái thiếu ấy, khiến bạn luôn nỗ lực để mình đẹp hơn hiện tại, trở thành phiên bản tốt hơn của mình hôm qua.
Cuối cùng, có đúng là đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?
Theo tôi là đúng. Bởi như phân tích ở trên, khi mình nhìn xuyên thấu bản thân, dũng cảm thừa nhận mình còn chưa nhiều chỗ chưa đẹp tức là mình có tính đẹp trong sự dũng cảm. Vậy thì mình đã làm được một việc vô cùng quan trọng, đó là khả năng cảm thông với chính mình. Cảm thông được với chính mình thì cảm thông được ở người khác. Mình học được cách dũng cảm chấp nhận người khác rằng họ cũng không tuyệt hảo, nhưng họ đẹp trong cái giới hạn dũng cảm ấy.
Tóm lại, muốn đẹp thì mỗi ngày hãy gieo thật nhiều hạt tốt, hạt sáng ra ngoài bằng những lời nói, hành động và suy nghĩ tích cực cho mọi người, cũng như rèn luyện khả năng minh định để biết được những điều mình đang gieo là tốt, là sáng thì chắc chắn chúng ta sẽ đẹp rạng ngời, mà cái đẹp này chẳng cần ai khen, chẳng cần ai thừa nhận.
- See more at: http://www.vuductrithe.com/gieo-cai-dep-gat-cai-dep/#sthash.j57cGSUg.dpuf
“Khi bạn đẹp, bạn sẽ thấy người khác cũng đẹp” – câu nói của người đồng nghiệp mà tôi nghe từ một đồng nghiệp khác. Chẳng là mấy nay tôi cũng suy nghĩ về “thế nào là đẹp?” và “khi nào thì mình biết mình đẹp?”. Rồi hai câu hỏi ấy lại dẫn tôi đến câu hỏi thứ ba: “Phải chăng đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?”
Bàn chút về cái đẹp
Đẹp ở đây là đẹp cả thân thể lẫn tâm hồn. Tuy nhiên cái đẹp thân thể thì phần lớn là thiên phú, cũng có chút là nằm ở việc biết cách chăm sóc bản thân nhưng chủ yếu vẫn do được ban ơn nên không phải bàn nhiều. Còn cái đẹp tâm hồn thì tôi tin phần lớn là do bản thân rèn luyện qua quá trình giáo dục. Giáo dục thì đến từ hai nguồn: bên ngoài và nội tại. Trong hai nguồn này thì nội tại đóng vai trò quyết định. Như thế có thể nói, cái đẹp tâm hồn là do mình, chứ không phải ai khác ban cho.
Vậy làm cách để tâm hồn mình trở nên đẹp? Một nguyên tắc là vào gì ra đấy. Tức là, bạn không thể mong tâm hồn mình đẹp nếu mang vào đó toàn mấy thứ rác rưởi vào (tạm cho là xấu, chứ thật ra cũng chưa chắc nó xấu). Tuy nhiên, đi sâu hơn một chút thì làm gì có thứ gì đẹp, hay xấu đâu. Xấu hơn đẹp là do bạn cách bạn nhìn nó; hay nói đúng hơn là bản thân sự vật, sự việc không có tính xấu hay đẹp. Nó thế nào là do lăng kính (khả năng minh định) của bạn quyết định. Vậy thì nguyên tắc vào gì ra đó không đủ cơ sở quyết định việc bạn đẹp mà phải là nguyên tắc gieo gì gặt nấy. Bạn không thể mong nhận được trái táo nếu gieo xuống đất một hạt bưởi. Những thứ bạn gieo nó giống như bạn đang rải hạt xuống xuống mảnh đất tâm hồn bạn. Hạt tốt sẽ cho quả ngọt. Tóm lại, để đẹp về tâm hồn, hãy sống cho đi thật sựnghĩ tốt cho người khácsẵn lòng giúp đỡ mọi ngườitrong khả năng của mình thì chắc chắn bạn sẽ đẹp.
Tiếp theo, khi nào thì mình biết mình đẹp?
Do quá trình này hoàn toàn là diễn biến nội tâm, nên chỉ có mình bạn mới là người biết chính xác. Chỉ cần một điều kiện duy nhất là hãy thành thật với chính mình. Bạn hoàn toàn có thể giấu người khác và thể hiện ra cho họ thấy bạn đẹp, điều này không khó vì chỉ cần chiêu. Nhưng dù bạn có chiêu hay cỡ nào thì bạn không thể tự lừa dối mình vì chiêu đó luôn bị giới hạn bởi trình độ tư duy của bạn. Một thực tế (tôi phỏng đoán) bất kỳ ai cũng có những điều mình không hài lòng ở bản thân, chỉ là mình có chịu lắng nghe và thành thật không thôi. Như vậy có thể nói, bạn chẳng bao giờ là đẹp tuyệt hảo bởi bạn sẽ luôn có những điều chưa bằng lòng. Nhưng xét một cách tương đối, bạn được xem là trở nên đẹp tuyệt hảo khi dũng cảm thừa nhận mình chưa đẹp tuyệt hảo; vì ở đó sự dũng cảm đã lấn át cái thiếu ấy, khiến bạn luôn nỗ lực để mình đẹp hơn hiện tại, trở thành phiên bản tốt hơn của mình hôm qua.
Cuối cùng, có đúng là đến lúc thấy mình đẹp thì nhìn ai cũng đẹp?
Theo tôi là đúng. Bởi như phân tích ở trên, khi mình nhìn xuyên thấu bản thân, dũng cảm thừa nhận mình còn chưa nhiều chỗ chưa đẹp tức là mình có tính đẹp trong sự dũng cảm. Vậy thì mình đã làm được một việc vô cùng quan trọng, đó là khả năng cảm thông với chính mình. Cảm thông được với chính mình thì cảm thông được ở người khác. Mình học được cách dũng cảm chấp nhận người khác rằng họ cũng không tuyệt hảo, nhưng họ đẹp trong cái giới hạn dũng cảm ấy.
Tóm lại, muốn đẹp thì mỗi ngày hãy gieo thật nhiều hạt tốt, hạt sáng ra ngoài bằng những lời nói, hành động và suy nghĩ tích cực cho mọi người, cũng như rèn luyện khả năng minh định để biết được những điều mình đang gieo là tốt, là sáng thì chắc chắn chúng ta sẽ đẹp rạng ngời, mà cái đẹp này chẳng cần ai khen, chẳng cần ai thừa nhận.
- See more at: http://www.vuductrithe.com/gieo-cai-dep-gat-cai-dep/#sthash.j57cGSUg.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét