Việc truyền bá nhanh chóng công nghệ cao, sự bùng nổ giao thông vận tải và thương mại quốc tế, khả năng thông tin tức khắc, tất cả những cái đó khiến cho các doanh nghiệp đang ngày càng chịu nhiều sức ép cạnh tranh trước đây chưa từng có và càng ngày sức ép đó càng tăng, đe doạ sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt khi sức ép không chỉ mang tính khu vực mà mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Để thoát khỏi nguy cơ bị diệt vong, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường quốc tế, phải hoạch định chiến lược phát triển hữu hiệu của mình, xây dựng hàng loạt các biện pháp, trong đó có đàm phán thương mại, nhằm tiến hành các hoạt động thương mại có hiệu quả nhất.
Trước bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hoá kinh tế, các doanh nghiệp dù là ở lĩnh vực nào, ở khu vực nào đều phải tiến hành các hoạt động cạnh tranh có tính khu vực, tính toàn cầu. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thế giới, một khi muốn tồn tại và phát triển, không thể không xây dựng và phát triển một loạt các biện pháp cạnh tranh mang tính chiến lược và chiến thuật. Trong hệ thống các biện pháp đó, đàm phán, một thao tác bao gồm trong nó các đặc tính vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính khoa học và nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định và tiến hành các hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Vì vậy, một loạt các trường kinh doanh trên thế giới đã coi đàm phán thương mại như một môn học độc lập trong chương trình chuyên ngành của mình (như: quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, quản trị thông tin...). Ngoài ra, đàm phán còn là chuyên đề của nhiều tạp chí và báo trên thế giới. Ở Việt Nam, đàm phán thương mại là một phần trong môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương.
Đàm phán là một hiện tượng xã hội, một hình thức giao tiếp mang tính mục đích cao nhằm giải quyết thỏa đáng các hoàn cảnh có vấn đề giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau trong sinh hoạt xã hội hoặc cộng đồng.
Đàm phán là một nhu cầu đối với cuộc sống xã hội của con người, cần thiết như cơm ăn nước uống, như khao khát tìm hiểu. Điều kiện để có đàm phán phải là cộng đồng, qui mô nhỏ như một cặp tình nhân, qui mô lớn như một xã hội, một khu vực, một châu lục, và lớn hơn nữa...
“Kỹ thuật Đàm phán Thương mại Quốc tế” nhằm trình bày một số kiến thức cơ bản có liên quan tới đàm phán thương mại quốc tế có tính tới sự khác nhau về môi trường văn hoá, pháp luật.
Mục lục:
Giới thiệu
Lời tác giả
Chương I: Giới thiệu chung về đàm phán
1. Khái niệm
2. Bản chất của quá trình đàm phán
3. Những đề xuất nghiên cứu và đào tạo
Chương II: Chuẩn bị đàm phán
1. Chuẩn bị chiến lược
2.Chuẩn bị về kế hoạch
Chương III: Các kỹ thuật căn bản trong đàm phán thương mại
1. Kỹ thuật đàm phán giá
2. Các kỹ thuật triển khai căn bản
3. Kỹ thuật chống xấu chơi trong đàm phán
4. Kỹ thuật giao tiếp trong đàm phán thương mại.
5. Kỹ thuật kết thúc đàm phán
Chương IV: Văn hoá trong đàm phán thương mại quốc tế
1.Những khác biệt văn hoá: phương đông và phương tây đối chiếu
2. TRUNG QUỐC:
3. NHẬT BẢN
4. HOA KỲ
Chương V: Đàm phán thương mại ở Việt Nam trong những năm đổi mới
1. Đàm phán thương mại ở Việt Nam trong thời kì tiền đổi mới
2. Đàm phán thương mại ở Việt Nam sau đổi mới
Xin mời các bạn download Ebook (pdf + prc) :
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét