Làm Gì Khi Trẻ Nói Không ? - Trần Nhuệ - Ebook

Thời trung cổ, người phương Tây cho rằng trẻ em là những người lớn tí hon, vì vậy mọi chuyện liên quan đến trẻ em từ chuyện ăn uống đến cách giáo dục đều là bản thu nhỏ của người trưởng thành, cho đến khi Rousseau [1] nhận định, trẻ em có thế giới riêng của chúng. 
Trong tác phẩm nổi tiếng Emile ou De l'éducation (Emile hay là về giáo dục) [2] của mình, ông giáo dục chúng ta bằng những lời thấm thía: “Người lớn không hiểu chút gì về trẻ em, có quan niệm sai lầm về chúng, vì thế càng đi càng dấn sâu vào sai lầm. Những người sáng suốt nhất cũng đi nghiên cứu xem người trưởng thành biết làm gì, nhưng lại không hề xem xét xem khả năng của trẻ em sẽ có thể học được điều gì, họ luôn đối xử với trẻ em như người lớn mà không hề nghĩ rằng chúng chưa hề lớn”.

Để hiểu được trẻ, chúng ta cần phải thức tỉnh tuổi thơ trong mình, nhớ lại việc mình đã từng là trẻ em. Quá trình đó tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại gặp không ít khó khăn, dù biết tuổi thơ mình là như thế nhưng để hồi ức về nó, sống lại với nó ngay lúc này thì không thể.

Thứ nhất, không ít người đã quên chính tuổi thơ của mình; thứ hai, dù có nhớ thì đó cũng không hoàn toàn là niềm vui. Hơn nữa, nhớ về tuổi thơ để đặt mình vào vị trí đứa trẻ là chuyện khiến người ta mệt mỏi. Vì thế khi dạy dỗ trẻ cha mẹ luôn cho mình ở thế cao hơn. Những cuốn sách bàn về giáo dục thường thấy cũng đều đặt cha mẹ vào vị trí nhà giáo dục, trẻ em là đối tượng chịu sự giáo dục, phân biệt rõ ràng một bên chủ động và một bên bị động.

Nhưng ngày nay mọi thứ đã khác, người lớn và trẻ em cùng chơi những món đồ chơi như nhau, từ phim hoạt hình đến những trò game trên Internet, từ súng đồ chơi đến những cuốn truyện bán chạy, không chỉ trẻ em tham gia mà các ông bố bà mẹ trẻ cũng tranh giành để chơi. Dựa vào những trò chơi nhẹ nhàng đó, người lớn giống như những đứa trẻ vô lo vô nghĩ, tạm thời xa rời những toan tính công danh lợi lộc, thư thái tinh thần để trở về là chính mình. Nhờ việc hưởng thụ những trò chơi, người lớn sẽ dễ dàng tìm lại được cảm giác của tuổi thơ, và sẽ gần gũi hơn với tâm hồn trẻ.

Chính vì lẽ đó, điểm độc đáo của cuốn sách này là sự cố gắng làm mờ đi ranh giới giữa cha mẹ và con cái, khuyên cha mẹ nên nhớ về tuổi thơ của mình, coi mình là một đứa trẻ để đứng trên góc độ của trẻ suy nghĩ mọi vấn đề, từ đó đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành.

Qua nhiều năm tư vấn tâm lí, tác giả phát hiện ra phần lớn các vấn đề tâm lí mà khách hàng gặp phải đều có thể ngược dòng trở về cuộc sống tuổi thơ họ đã trải qua và chúng có liên quan đến cách giáo dục trong mỗi gia đình. Vì vậy, khi quay trở lại tuổi thơ, cha mẹ có thể được giải thoát khỏi những ưu lo, nhẹ đi gánh nặng, và cùng ở bên con để tâm hồn mình được thỏa sức tự do bay lượn. Có thể nói đây chính là mục đích mà tác giả cuốn sách hướng tới.

1. Jean-Jacques Rousseau (1712 -1778) là nhà văn, nhà triết học thuộc trào lưu Khai Sáng, là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc cách mạng Pháp 1789. 

2. Emile hay là về giáo dục, NXB Tri thức, 2008, Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch.

Mục lục :

Lời nói đầu

Chương 1 - Cha mẹ trở về với tuổi thơ 
Phân công công việc của cha mẹ
Cha mẹ cũng từng là trẻ con
Lời kết

Chương 2 - Thế nào là cha mẹ?
Cha mẹ trong mắt trẻ
Những cha mẹ được trẻ ngưỡng mộ nhất
Những cha mẹ không được trẻ ghi nhận
Lời kết

Chương 3 - Vì sao phải sinh con?
Trẻ có khiến bố mẹ tức giận không? Động cơ của việc sinh con
Làm thế nào đẻ trẻ không khiến ta phát điên - hãy cảm kích vì trẻ
Làm thế nào đẻ không tức điên vì con - “Chắc chắn mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành người tốt”
Lời kết

Chương 4 - Giáo dục con trẻ
Cưỡi thiên nga ngắm nhìn thế giới
Giáo dục tự do là điều không thể thiếu
Lời kết

Chương 5 - Tự do lựa chọn 
Sợ hãi sinh ra lo lắng
Vì sợ mà bạo hành

Chương 6 - Tự do tín ngưỡng
Thế nào là giáo dục đích thực?
Giá trị của việc hiểu con
Làm thế nào đế phát hiện ra niềm đam mê và tài năng của con?
Lời kết

Chương 7 - Tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận trong gia đình
Giao lưu thất bại
Yếu tố quan trọng của giao lưu - Bốn nguyên tắc
Lời kết

Chương 8 - Tự do trong đầy đủ 
Thiếu dũng khí
Thiếu tình yêu
Thiếu hy vọng
Lời kết

Chương 9 - Hồi ức và tự do
Sinh ra đã dũng cảm
Sinh ra đã giàu có
Sinh ra đã được giao phó sứ mệnh
Sinh ra đã biết tư duy

Xin mời các bạn download Ebook (mobi) :


Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook  post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết,  chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

                    Hướng dẫn cách tải links trên các host

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét