Miếng dán hình xăm thường được bày bán tràn lan ở
vỉa hè, trước công viên, chợ, các shop dành cho tuổi teen, trước cổng
một số trường học tại TP.HCM. Đây là sản phẩm cho hình xăm tạm thời, khi
nào muốn xóa, chỉ cần rửa, hình xăm sẽ trôi. Những miếng dán này đủ
hình từ bông hoa, chuột Mickey đến cô tiên, trái tim... Giá của các loại
miếng dán này khá mềm, chỉ từ 4.000 - 50.000đ/miếng, tùy kích cỡ. Bên
ngoài bao bì các miếng dán không có bất kỳ thông tin nào, người bán cho
biết xuất xứ sản phẩm đều từ Trung Quốc.
<!-- more -->
Miếng dán xăm môi có xuất xứ từ Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang được giới trẻ ưa chuộng bởi giá rẻ,
nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo, dễ sử dụng. Độ “độc” của loại miếng dán
này là chỉ cần cắt và dán là có một đôi môi như ý hình cầu vồng, da báo,
da rắn, chấm bi... Giá mỗi miếng dán từ 40.000 - 60.000đ.
TS Huỳnh Khánh Duy - Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa
TP.HCM cho biết, mực dùng để xăm là một hỗn hợp gồm chất màu và chất
tải. Nguy cơ về sức khỏe sẽ càng cao khi sử dụng mực xăm có nguồn gốc và
xuất xứ không rõ ràng.
Trên phương diện hóa học, các loại màu này có thành phần rất đa dạng, có cả nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Màu vô cơ chủ yếu có thành phần là các muối hoặc ôxyt của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, coban, nhôm, sắt, đồng… Các màu hữu cơ thường là các hợp chất azo, các hợp chất được tổng hợp từ hợp chất hydrocacbon đa vòng ngưng tụ. Thành phần tạp trong màu càng cao thì nguy cơ hại sức khỏe càng nhiều, khi đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, não, phổi, gây loãng xương, các bệnh về xương, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, có khả năng gây ung thư, kích ứng da khi tiếp xúc. Ngoài ra, một số mực xăm có sử dụng các hợp chất phát quang (để tạo ánh sáng khi được chiếu đèn hoặc phát sáng trong bóng tối) nên nguy cơ nhiễm phóng xạ hoặc ung thư càng cao, do một số các chất này có khả năng chứa các nguyên tố phóng xạ (như radi, triti...).
Các chất tải được sử dụng nhằm mục đích mang các phân tử chất màu đi vào lớp hạ bì. Do có thành phần bao gồm các loại rượu (như ethanol, methanol, propylen glycol, glycerin…) nên các chất tải làm tăng tính thấm của da và có khả năng mang các chất hóa học trong mực xăm vào máu, làm tăng nguy cơ dị ứng và ngộ độc. Tuy việc xăm ít biến chứng nhưng khi đã xảy ra tai biến thì mức độ rất nghiêm trọng. Thêm vào đó, để tăng khả năng phân tán của các hạt màu trong mực in, nhà sản xuất có thể còn sử dụng một số chất hoạt động bề mặt. Các chất hoạt động bề mặt này có thể là những tác nhân gây dị ứng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Trên phương diện hóa học, các loại màu này có thành phần rất đa dạng, có cả nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Màu vô cơ chủ yếu có thành phần là các muối hoặc ôxyt của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, coban, nhôm, sắt, đồng… Các màu hữu cơ thường là các hợp chất azo, các hợp chất được tổng hợp từ hợp chất hydrocacbon đa vòng ngưng tụ. Thành phần tạp trong màu càng cao thì nguy cơ hại sức khỏe càng nhiều, khi đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, não, phổi, gây loãng xương, các bệnh về xương, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, có khả năng gây ung thư, kích ứng da khi tiếp xúc. Ngoài ra, một số mực xăm có sử dụng các hợp chất phát quang (để tạo ánh sáng khi được chiếu đèn hoặc phát sáng trong bóng tối) nên nguy cơ nhiễm phóng xạ hoặc ung thư càng cao, do một số các chất này có khả năng chứa các nguyên tố phóng xạ (như radi, triti...).
Các chất tải được sử dụng nhằm mục đích mang các phân tử chất màu đi vào lớp hạ bì. Do có thành phần bao gồm các loại rượu (như ethanol, methanol, propylen glycol, glycerin…) nên các chất tải làm tăng tính thấm của da và có khả năng mang các chất hóa học trong mực xăm vào máu, làm tăng nguy cơ dị ứng và ngộ độc. Tuy việc xăm ít biến chứng nhưng khi đã xảy ra tai biến thì mức độ rất nghiêm trọng. Thêm vào đó, để tăng khả năng phân tán của các hạt màu trong mực in, nhà sản xuất có thể còn sử dụng một số chất hoạt động bề mặt. Các chất hoạt động bề mặt này có thể là những tác nhân gây dị ứng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Thanh Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét