Có nhiều người thăng tiến rất
nhanh trên con đường sự nghiệp, nhưng cũng có không ít người mãi mãi chỉ dậm
chân tại chỗ. Tại sao vậy? Bởi hai dạng người này khác nhau ở chỗ đó là : Quan
điểm, thái độ làm việc.
1. Tôi quyết định vận mệnh của mình
Nếu bạn luôn chờ đợi một điều gì đó thú vị đến với bạn cũng như sự nghiệp của bạn, có thể bạn sẽ phải chờ trong một khoảng thời gian dài, cũng có thể là chẳng bao giờ xảy ra. Những người thành công luôn tự quyết định số phận, tìm kiếm và tạo nên những điều thú vị cho chính họ. Vậy, hãy cố gắng suy nghĩ về sự nghiệp của mình theo một cách khác, bạn sẽ tạo nên bức đột phá cho sự nghiệp của bạn.
2. Mọi thứ đều có thể
Bạn nghĩ mình không có cách nào để sở hữu vị trí phó giám đốc. Nếu bạn suy nghĩ như vậy, thì đúng là bạn không thể leo đến vị trí đó. Hãy nhớ một điều, nếu bạn bạn nghĩ mình không thể, bạn sẽ không thể làm được. Luôn giữ vững quan điểm “tôi nghĩ mình có thể”.
3. Nhiệm vụ nào cũng cần hoàn thành tốt, dù là rất nhỏ
Bạn không biết khi nào bạn được chú ý. Đây là lý do tại sao khi làm gì bạn cũng nên làm đến nơi đến chốn. Bạn sẽ ghi điểm với sếp hơn nếu luôn làm việc chăm chỉ, và chú ý đến từng chi tiết. Vì vậy, nếu lần sau bạn có thấy công việc thật nhỏ nhặt và chẳng đáng quan tâm, hãy nhớ là có khi sếp đang quan sát bạn đấy.
4. Cần xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người
Tại sao bạn cứ phải nổi sung với các đồng nghiệp, trong khi bạn hoàn toàn có thể chan hoà với tất cả mọi người. Bạn nghĩ rằng chẳng có nghĩa lý gì khi xây dựng mối quan hệ với thư ký của sếp? Thế thì bạn đã nhầm to rồi. Hãy cư xử đẹp và xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người, biết đâu trong tương lai những mối quan hệ này lại có ích cho bạn.
5. Làm việc với một niềm đam mê
Nếu bạn làm việc như thể đó là việc bạn phải làm, không nhiệt huyết, không đam mê, chắc chắn kết quả công việc sẽ không như điều bạn mong muốn. Thực tế, công việc không hoàn toàn phù hợp với sở thích của bạn. Tuy nhiên, một nhân viên thành công luôn làm việc với một tình yêu đối với công việc, một sự nhiệt tình cho dù đó là việc gì.
6. Không chỉ là điều bạn biết, mà còn là cách bạn thể hiện
Quan hệ rộng rãi là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của một người, không chỉ là những người trong công sở mà còn hơn thế nữa. Bạn cần thiết lập cho mình những mối quan hệ chuyên nghiệp : Mời đồng nghiệp ra ngoài ăn trưa, tham gia các sự kiện, bữa tiệc sau giờ làm để mở rộng thêm các mối quan hệ.
7. Tôi có thể làm gì khác nữa?
Khi bạn có thể quyết định vận mệnh của mình, tức là bạn phải tìm cách để cải thiện những kỹ năng, nâng cao đẳng cấp. Tình nguyện tham gia các dự án mới, học những kiến thức mới phù hợp thị trường, giúp đỡ đồng nghiệp sau giờ làm. Một nhân viên thành công không chỉ hoàn thành công việc của riêng mình và ra về, họ luôn tìm những cách thức mới để nâng cao kỹ năng và khẳng định mình.
8. Thất bại là mẹ thành công
Bạn có cảm giác một số người không bao giờ phải nếm mùi thất bại, sự thật là ai cũng mắc phải sai lầm. Sự khác biệt giữa những người thành công và không thành công chính là cách họ đối mặt và giải quyết thất bại. Những người thành công luôn vượt qua thất bại, rút ra bài học và tiếp tục vươn lên.
9. Tôi tự hào về bản thân
Bạn đang chờ đợi một ai đó trong công ty nhận ra tài năng và sự cố gắng của bạn? Không phải chờ đợi gì đâu, đã đến lúc tự thưởng cho mình một lời ca ngợi. Hãy đứng lên và nói về những thành tích cũng như những đóng góp của bạn cho công ty. Những người thành công luôn biết chỉ ra những thành tích của mình mà lại không có vẻ gì là khoe khoang.
10. Tôi luôn tìm kiếm những cơ hội mới
Đúng vậy, một thái độ lạc quan, tích cực, cầu tiến là yếu tố dễ nhận biết của một nhân viên thành công. Anh ta luôn để ý, lắng nghe, để tâm để tìm kiếm những cơ hội mới để thử sức và khẳng định mình. Có một sự thật là bạn không bao giờ biết được khi nào bạn sẽ khám phá ra một cơ hội có thể thay đổi cả sự nghiệp của bạn. Vì vậy đừng bao giờ ngừng tìm kiếm những cơ hội mới.
Vũ Vũ (Theo MSN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét