Sự rạch ròi, chi li trong ứng xử hằng ngày dễ làm mất
hòa khí vợ chồng, thậm chí dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.
Công việc trong nhà, đóng góp tài chính, trông nom con cái, đối nội đối ngoại và cả chuyện du lịch cùng cơ quan cũng đều trở thành “việc phải bàn” trong mỗi nhà. Khi mà cái gì cũng “san bằng” thì... chắc chắn là có xung đột.
Công việc trong nhà, đóng góp tài chính, trông nom con cái, đối nội đối ngoại và cả chuyện du lịch cùng cơ quan cũng đều trở thành “việc phải bàn” trong mỗi nhà. Khi mà cái gì cũng “san bằng” thì... chắc chắn là có xung đột.
“Anh sao em vậy”!
Gần đến Tết Trung thu, vợ chồng chị Hòa và anh Lân (quận Thủ Đức – TPHCM) hục hặc với nhau suốt mấy ngày. Số là anh chị định mua bánh trung thu tặng gia đình hai bên. Chị Hòa đề nghị mỗi nhà một hộp 4 cái. Anh Lân không đồng ý, bảo bên nhà anh phải 2 hộp: “Nhà bên em chỉ còn ông bà ngoại, anh chị đã ở riêng hết rồi. Biếu một hộp cũng là nhiều.
Còn bên nhà anh, ngoài ông bà nội còn chú thím ở chung, lại khách khứa nhiều, một hộp thì ít quá”. Chị Hòa cho rằng chồng tính toán với mình nên hờn giận: “Em biết mà, lúc nào anh cũng tính nhiều cho nhà hết. Tết về cũng đòi biếu tiền ăn Tết cho nhà nội nhiều hơn, giỗ chạp, cưới hỏi anh có bao giờ chịu kém hơn nhà em đâu...”. Anh Lân nói mãi chị mới thôi giận.
Chuyện “anh sao em vậy” không chỉ trong việc ứng xử với gia đình hai bên mà có khi giữa hai người với nhau. Chị Thanh Châu (huyện Bình Đại – Bến Tre) là người thạo buôn bán nên kinh tế gia đình do một tay chị quán xuyến. Anh Văn Tài, chồng chị, trông coi ruộng vườn nên thu nhập kém xa vợ. Từ chuyện này, hai người đã có nhiều điều không bằng lòng nhau. Mới rồi, chị sắm chiếc Lead thay cho xe Wave Alpha để đi lại cho tiện thì anh cũng hăm hở đi mua chiếc Airblade. Anh nói: “Cô muốn cô có bộ mặt còn mặt chồng cô bỏ đi đâu?”. Chị phản đối bằng cách không chi tiền nhưng rồi anh cũng vay mượn để sắm bằng được xe mới. Vì chiếc xe, hai người giận nhau cả tháng trời!
Với vợ chồng anh Quốc Hoàn và chị Trinh (Định Quán – Đồng Nai) thì lại quá rạch ròi trong chuyện tiền nong. Anh Hoàn “phụ trách” tiền học, tiền sữa của 2 con, tiền giao tế (hiếu hỉ, bạn bè...); chị Trinh thì lo các khoản trong nhà, từ chợ búa, điện nước, gas, quần áo... Mới đầu, cũng khá êm ái. Tuy nhiên, được vài tháng, do trồi sụt thất thường của các khoản chi, rồi giá cả lên vù vù, cả hai đều thấy phải tính lại.
Anh Hoàn đề xuất: “Em lập ra một bảng chi tiêu cụ thể của một tháng, rồi so sánh của hai bên. Phần nào phát sinh thì cưa đôi”. Chị Trinh không đồng ý: “Thu nhập của em chỉ bằng 3/5 của anh, bắt em gánh như anh sao em chịu nổi”. Hai người hục hặc nhau suốt. Đến độ người nào cũng “tranh thủ” lấy xe của người kia đi cho đỡ tốn xăng! Vì việc này mà hai người đi mua thiếu thường xuyên để khỏi phải trả bằng tiền của mình, còn con cái thì bị thiệt hại do “cuộc chiến” của bố mẹ.
Xin một chữ “nhường”
Ở trường hợp đầu tiên, chị Hòa hay trách chồng chi tiêu cho gia đình đôi bên không bình đẳng mà không tính đến những hoàn cảnh cụ thể. Sau nhiều lần tranh cãi, anh Lân bỏ mặc vợ tự giải quyết những việc lễ lạt, hiếu hỉ của đôi bên. Lúc này, chị mới thấy mình có lúc vô lý. Từ đó, cả hai mới thống nhất nhau, chị Hòa giữ két nên chủ động chi tiêu, “miễn sao coi được thì thôi”, đừng để gia đình hai bên bảo sao tệ quá. Trường hợp nào cần thiết thì trao đổi. Anh Lân tâm sự: “Mình xen vô chuyện chi tiêu chi tiết quá cũng không hay. Kệ bả làm gì bả làm, vợ mình cũng đâu đến nỗi không biết xử sự. Bả có thiên vị bên ngoại chút cũng đâu có đáng gì mà phải xét nét!”.
Tuy nhiên, với chị Châu và anh Tài thì phức tạp hơn. Có khoảng cách lớn từ thu nhập nên dễ dẫn đến bất đồng trong chi tiêu. Nếu đôi bên bỏ bớt “cái tôi” của mình – chị Châu đừng ỷ mình làm nhiều tiền mà thiếu tôn trọng chồng, còn anh Tài cũng không vì mình làm ít tiền hơn mà dễ tự ái, so đo từng việc với vợ - thì chắc hai bên sẽ hòa thuận hơn.
Dĩ nhiên, sự xét nét theo kiểu của anh Hoàn và chị Trinh rất dễ làm mâu thuẫn trầm trọng hơn. Có những việc không thể đo đếm để sắp đặt ngang nhau được, như công mang nặng đẻ đau rồi vất vả chăm sóc con khi con còn bé thì tính thế nào cho chi tiết? Cũng như sự xốc vác, quán xuyến trong ngoài, làm điểm tựa tinh thần của người chồng, người cha thì quy thành tiền thế nào đây?
Vì vậy, trong đời sống hôn nhân, sự rạch ròi, chi tiết, so đo nhau dễ làm mất hòa khí, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ. Để có hạnh phúc, đôi bên cần dành cho nhau một chữ “nhường”. Bên cạnh đó là sự hiểu nhau, sống biết điều và cùng thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc một gia đình hạnh phúc. Khi không còn phải so đo, tính toán, cuộc sống gia đình mới dễ thở và bền vững.
Ngô Đồng Vũ
Gần đến Tết Trung thu, vợ chồng chị Hòa và anh Lân (quận Thủ Đức – TPHCM) hục hặc với nhau suốt mấy ngày. Số là anh chị định mua bánh trung thu tặng gia đình hai bên. Chị Hòa đề nghị mỗi nhà một hộp 4 cái. Anh Lân không đồng ý, bảo bên nhà anh phải 2 hộp: “Nhà bên em chỉ còn ông bà ngoại, anh chị đã ở riêng hết rồi. Biếu một hộp cũng là nhiều.
Còn bên nhà anh, ngoài ông bà nội còn chú thím ở chung, lại khách khứa nhiều, một hộp thì ít quá”. Chị Hòa cho rằng chồng tính toán với mình nên hờn giận: “Em biết mà, lúc nào anh cũng tính nhiều cho nhà hết. Tết về cũng đòi biếu tiền ăn Tết cho nhà nội nhiều hơn, giỗ chạp, cưới hỏi anh có bao giờ chịu kém hơn nhà em đâu...”. Anh Lân nói mãi chị mới thôi giận.
Chuyện “anh sao em vậy” không chỉ trong việc ứng xử với gia đình hai bên mà có khi giữa hai người với nhau. Chị Thanh Châu (huyện Bình Đại – Bến Tre) là người thạo buôn bán nên kinh tế gia đình do một tay chị quán xuyến. Anh Văn Tài, chồng chị, trông coi ruộng vườn nên thu nhập kém xa vợ. Từ chuyện này, hai người đã có nhiều điều không bằng lòng nhau. Mới rồi, chị sắm chiếc Lead thay cho xe Wave Alpha để đi lại cho tiện thì anh cũng hăm hở đi mua chiếc Airblade. Anh nói: “Cô muốn cô có bộ mặt còn mặt chồng cô bỏ đi đâu?”. Chị phản đối bằng cách không chi tiền nhưng rồi anh cũng vay mượn để sắm bằng được xe mới. Vì chiếc xe, hai người giận nhau cả tháng trời!
Với vợ chồng anh Quốc Hoàn và chị Trinh (Định Quán – Đồng Nai) thì lại quá rạch ròi trong chuyện tiền nong. Anh Hoàn “phụ trách” tiền học, tiền sữa của 2 con, tiền giao tế (hiếu hỉ, bạn bè...); chị Trinh thì lo các khoản trong nhà, từ chợ búa, điện nước, gas, quần áo... Mới đầu, cũng khá êm ái. Tuy nhiên, được vài tháng, do trồi sụt thất thường của các khoản chi, rồi giá cả lên vù vù, cả hai đều thấy phải tính lại.
Anh Hoàn đề xuất: “Em lập ra một bảng chi tiêu cụ thể của một tháng, rồi so sánh của hai bên. Phần nào phát sinh thì cưa đôi”. Chị Trinh không đồng ý: “Thu nhập của em chỉ bằng 3/5 của anh, bắt em gánh như anh sao em chịu nổi”. Hai người hục hặc nhau suốt. Đến độ người nào cũng “tranh thủ” lấy xe của người kia đi cho đỡ tốn xăng! Vì việc này mà hai người đi mua thiếu thường xuyên để khỏi phải trả bằng tiền của mình, còn con cái thì bị thiệt hại do “cuộc chiến” của bố mẹ.
Xin một chữ “nhường”
Ở trường hợp đầu tiên, chị Hòa hay trách chồng chi tiêu cho gia đình đôi bên không bình đẳng mà không tính đến những hoàn cảnh cụ thể. Sau nhiều lần tranh cãi, anh Lân bỏ mặc vợ tự giải quyết những việc lễ lạt, hiếu hỉ của đôi bên. Lúc này, chị mới thấy mình có lúc vô lý. Từ đó, cả hai mới thống nhất nhau, chị Hòa giữ két nên chủ động chi tiêu, “miễn sao coi được thì thôi”, đừng để gia đình hai bên bảo sao tệ quá. Trường hợp nào cần thiết thì trao đổi. Anh Lân tâm sự: “Mình xen vô chuyện chi tiêu chi tiết quá cũng không hay. Kệ bả làm gì bả làm, vợ mình cũng đâu đến nỗi không biết xử sự. Bả có thiên vị bên ngoại chút cũng đâu có đáng gì mà phải xét nét!”.
Tuy nhiên, với chị Châu và anh Tài thì phức tạp hơn. Có khoảng cách lớn từ thu nhập nên dễ dẫn đến bất đồng trong chi tiêu. Nếu đôi bên bỏ bớt “cái tôi” của mình – chị Châu đừng ỷ mình làm nhiều tiền mà thiếu tôn trọng chồng, còn anh Tài cũng không vì mình làm ít tiền hơn mà dễ tự ái, so đo từng việc với vợ - thì chắc hai bên sẽ hòa thuận hơn.
Dĩ nhiên, sự xét nét theo kiểu của anh Hoàn và chị Trinh rất dễ làm mâu thuẫn trầm trọng hơn. Có những việc không thể đo đếm để sắp đặt ngang nhau được, như công mang nặng đẻ đau rồi vất vả chăm sóc con khi con còn bé thì tính thế nào cho chi tiết? Cũng như sự xốc vác, quán xuyến trong ngoài, làm điểm tựa tinh thần của người chồng, người cha thì quy thành tiền thế nào đây?
Vì vậy, trong đời sống hôn nhân, sự rạch ròi, chi tiết, so đo nhau dễ làm mất hòa khí, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ. Để có hạnh phúc, đôi bên cần dành cho nhau một chữ “nhường”. Bên cạnh đó là sự hiểu nhau, sống biết điều và cùng thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc một gia đình hạnh phúc. Khi không còn phải so đo, tính toán, cuộc sống gia đình mới dễ thở và bền vững.
Ngô Đồng Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét