Nguyễn Thị Vững |
Khác với nhiều sinh viên cùng trang lứa, Nguyễn Thị
Vững sinh viên năm thứ 1 Khoa Văn, ĐHSP Huế tuy mới 18 tuổi nhưng nhìn rất già
dặn bởi sớm phải mưu sinh, gánh vác việc gia đình.
Là chị cả trong một gia đình có 6 người con, bố đau ốm thường xuyên, không lao động được, Vững phải cùng mẹ gánh vác mọi việc trong nhà, cùng mẹ đi buôn đồng nát khắp làng. Một nghề không phải cô gái 18 tuổi nào cũng dám làm.
Năm lên lớp 9 vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Vững đã phải tính đến chuyện nghỉ học. May thay cô được một người dì xa ở huyện miền núi A Lưới cưu mang cho đi học. Nhiều sáng tinh mơ, Vững len lỏi đi khắp các thôn xóm của xã rao mua phế liệu để đến nhá nhem tối lại nặng trĩu với chuyến hàng xa trở về. “Cô đồng nát” là cái tên thân thuộc mà bà con lối xóm đặt cho Nguyễn Thị Vững, sinh năm 1989, ở Mỹ Phú, Phong Chương (Phong Điền - Thừa Thiên Huế).
Với quyết tâm vào bằng được Đại học, ban ngày cùng mẹ đi làm, ban đêm Vững cố gắng tự học. Cô kể: “Có nhiều hôm gánh hàng cùng mẹ cả ngày, tối đến mệt rã rời nhưng em phải học, chỉ có học mới giúp gia đình thoát cảnh nghèo. Vả lại cũng để thực hiện giấc mơ làm cô giáo của em. Thấy các bạn tấp nập đi ôn thi em cũng muốn lắm nhưng không có tiền, mà em đi thì việc nhà không có ai lo”.
Năm 2007, Vững thi vào Đại học Huế. Oái ăm thay trước khi vào phòng thi, cô được tin mẹ đang ốm rất nặng phải nằm viện. Vững bước vào phòng thi với đôi mắt đỏ hoe và tâm lý không tốt nên đã trượt trong kỳ thi này. Vững lại về làng cùng mẹ làm thuê bất cứ việc gì. Nỗ lực không mệt mỏi của Vững đã được đền đáp xứng đáng. Trong kỳ tuyển sinh Đại học năm 2008 cô đã đỗ vào ngành Sư phạm Văn, trường ĐHSP Huế với số điểm 21,5.
Cánh cổng trường Đại học mở ra trước mắt Vững, nhưng đó vẫn là một hành trình dài đầy khó khăn cần phải vượt qua. Điều kiện kinh tế hiện nay của gia đình thì làm sao có thể nuôi cô hết 4 năm đại học? Ngày lên đường nhập học, cầm trong tay 500.000 đồng, số tiền đi buôn đồng nát 2 tháng ròng của mẹ, cô rưng rưng nước mắt. Vững tự nhủ vào thành phố sẽ kiếm việc làm thêm để mẹ bớt khổ, dành tiền cho 5 đứa em ăn học.
Bà Nguyễn Thị Bé, mẹ Vững, 40 tuổi nhưng trông già hơn nhiều so với tuổi. Bà Bé cho biết: Mỗi ngày đi làm kiếm được khoảng từ 20.000 - 25.000 đồng, nhiều lắm cũng chỉ 40.000 đồng. Số tiền đó lo cho 6 đứa con đi học nên gia đình bà luôn trong tình trạng “giật gấu vá vai”, lo chạy ăn từng bữa.
Ông Nguyễn Văn Mừng, ba Vững, đang loay hoay viết đơn vay vốn cho Vững đi học. Ông cho chúng tôi xem cuốn sổ hộ nghèo đã gắn bó với ông từ khi lập gia đình. Nhìn quanh căn nhà cấp 4 ọp ẹp chưa được hoàn thiện, có giá trị nhất là cái ti vi đen trắng. Trước trong nhà còn có con trâu nhưng cũng đã gọi người đến bán để lấy tiền cho Vững đi học.
Những ngày này Vững đang sống rất eo hẹp, nhiều bữa phải nhịn ăn vì không có tiền. Huế đang bước vào thời kỳ khó khăn vì kinh tế suy thoái, giá cả thị trường, tiền thuê phòng trọ, điện, nước đều tăng... Vững và các bạn sinh viên xa nhà thêm âu lo. Cái nghèo không ngăn được ước mơ trở thành cô giáo của Vững, để có thể mang kiến thức đến cho những em nhỏ còn chịu nhiều thiệt thòi như mình.
Là chị cả trong một gia đình có 6 người con, bố đau ốm thường xuyên, không lao động được, Vững phải cùng mẹ gánh vác mọi việc trong nhà, cùng mẹ đi buôn đồng nát khắp làng. Một nghề không phải cô gái 18 tuổi nào cũng dám làm.
Năm lên lớp 9 vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Vững đã phải tính đến chuyện nghỉ học. May thay cô được một người dì xa ở huyện miền núi A Lưới cưu mang cho đi học. Nhiều sáng tinh mơ, Vững len lỏi đi khắp các thôn xóm của xã rao mua phế liệu để đến nhá nhem tối lại nặng trĩu với chuyến hàng xa trở về. “Cô đồng nát” là cái tên thân thuộc mà bà con lối xóm đặt cho Nguyễn Thị Vững, sinh năm 1989, ở Mỹ Phú, Phong Chương (Phong Điền - Thừa Thiên Huế).
Với quyết tâm vào bằng được Đại học, ban ngày cùng mẹ đi làm, ban đêm Vững cố gắng tự học. Cô kể: “Có nhiều hôm gánh hàng cùng mẹ cả ngày, tối đến mệt rã rời nhưng em phải học, chỉ có học mới giúp gia đình thoát cảnh nghèo. Vả lại cũng để thực hiện giấc mơ làm cô giáo của em. Thấy các bạn tấp nập đi ôn thi em cũng muốn lắm nhưng không có tiền, mà em đi thì việc nhà không có ai lo”.
Năm 2007, Vững thi vào Đại học Huế. Oái ăm thay trước khi vào phòng thi, cô được tin mẹ đang ốm rất nặng phải nằm viện. Vững bước vào phòng thi với đôi mắt đỏ hoe và tâm lý không tốt nên đã trượt trong kỳ thi này. Vững lại về làng cùng mẹ làm thuê bất cứ việc gì. Nỗ lực không mệt mỏi của Vững đã được đền đáp xứng đáng. Trong kỳ tuyển sinh Đại học năm 2008 cô đã đỗ vào ngành Sư phạm Văn, trường ĐHSP Huế với số điểm 21,5.
Cánh cổng trường Đại học mở ra trước mắt Vững, nhưng đó vẫn là một hành trình dài đầy khó khăn cần phải vượt qua. Điều kiện kinh tế hiện nay của gia đình thì làm sao có thể nuôi cô hết 4 năm đại học? Ngày lên đường nhập học, cầm trong tay 500.000 đồng, số tiền đi buôn đồng nát 2 tháng ròng của mẹ, cô rưng rưng nước mắt. Vững tự nhủ vào thành phố sẽ kiếm việc làm thêm để mẹ bớt khổ, dành tiền cho 5 đứa em ăn học.
Bà Nguyễn Thị Bé, mẹ Vững, 40 tuổi nhưng trông già hơn nhiều so với tuổi. Bà Bé cho biết: Mỗi ngày đi làm kiếm được khoảng từ 20.000 - 25.000 đồng, nhiều lắm cũng chỉ 40.000 đồng. Số tiền đó lo cho 6 đứa con đi học nên gia đình bà luôn trong tình trạng “giật gấu vá vai”, lo chạy ăn từng bữa.
Ông Nguyễn Văn Mừng, ba Vững, đang loay hoay viết đơn vay vốn cho Vững đi học. Ông cho chúng tôi xem cuốn sổ hộ nghèo đã gắn bó với ông từ khi lập gia đình. Nhìn quanh căn nhà cấp 4 ọp ẹp chưa được hoàn thiện, có giá trị nhất là cái ti vi đen trắng. Trước trong nhà còn có con trâu nhưng cũng đã gọi người đến bán để lấy tiền cho Vững đi học.
Những ngày này Vững đang sống rất eo hẹp, nhiều bữa phải nhịn ăn vì không có tiền. Huế đang bước vào thời kỳ khó khăn vì kinh tế suy thoái, giá cả thị trường, tiền thuê phòng trọ, điện, nước đều tăng... Vững và các bạn sinh viên xa nhà thêm âu lo. Cái nghèo không ngăn được ước mơ trở thành cô giáo của Vững, để có thể mang kiến thức đến cho những em nhỏ còn chịu nhiều thiệt thòi như mình.
Vũ Hào (Báo Phụ Nữ Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét