Trong phân
tích Phật thường nhắc đến hình ảnh Hoàng tử Tất Đạt Đa ngồi ngắm dòng sông thu,
trong một khoảng lặng sâu thẳm của tâm hồn, ông bỗng thấu suốt dưới đáy lòng
sông phẳng lặng kia là những đợt sóng ngầm,
những con nước đục ngầu sấy động những sân hận, dối trá, chiến tranh, những cảnh cùng cực mà con nguời bị cuốn vào miên viễn. Người đàn ông ngồi trước tôi – 50 tuổi chủ một nhà in nổi tiếng – cũng có một nụ cười phẳng lặng như thế khi anh kể về cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều suy ngẫm:
“Khi tôi lên 8, Mẹ tôi mất vì bạo bệnh. Vài tháng sau tôi ở với dì ghẻ. Nỗi đau mất Mẹ chưa nguôi giờ đây tôi còn phải hứng chịu sự ác nghiệt của người dì ghẻ. Làm con trai mà đêm nào nước mắt cũng ướt đầm. Tôi nhớ những ngày có Mẹ. Rồi tôi cũng tập dần cuộc sống thiếu Mẹ. Nhưng càng lớn thì càng thấy thiếu Mẹ. Mẹ tôi là người kinh doanh giỏi. Ba năm sau khi mất Mẹ, nhà tôi sa sút trầm trọng, tôi rơi xuống đáy của sự khổ cực. Mẹ kế không biết làm gì nên của cải trong nhà cứ thế mà đi, đến nỗi chẳng còn đồng nào để đi học cả. Tôi bắt đầu nản chí. Ngày đầu tiên bỏ học, tôi lang thang khắp nơi, nắng cháy đầu mà lòng trống rỗng. Tôi ngồi bệt trên đường, nghĩ sao mình bất hạnh thế này. Chiều về vẫn giấu gia đình, lặng lẽ làm việc nhà đợi đến đêm ngủ một giấc cho quên hết. Nhưng cả đêm thức trắng. Tôi nung nấu cho mình phải tìm việc gì đó làm thêm để kiếm tiền đi học vì tự nghỉ rằng nghèo đâu phải là cái tội. Ngày trước mình ăn mặc sạch sẽ, tươm tất vì có Mẹ chăm sóc, giờ đến trường trong chiếc áo rách, quần thủng, xấu hổ mà không dám đi học, như thế có hèn không? Thiếp đi một lúc, tôi thấy Mẹ về, nhìn tôi thật buồn… Tỉnh giấc, nhớ lại những ngày đi học lúc nào tôi cũng đứng đầu lớp, bạn bè hỏi bài suốt ngày, vui lắm… Cả sau này bận đồ rách, các bạn vẫn chơi với tôi, vẫn hỏi bài tôi, đâu có bạn nào khinh rẻ mình…. Trời sáng, tôi rửa mặt và quyết định đến trường.
Từ lúc đó tôi không cho phép mình một lần nào nữa nghĩ đến chuyện bỏ học. Thậm chí tôi không cho phép mình học sa sút đi một chút nào. Với quyết tâm đó, tôi luôn đứng đầu lớp cho đến khi đậu đại học, và lấy được xuất học bỗng đi Nga. Đó là bài học đầu tiên về sự quyết tâm, về ý thức làm người. Phải biết tin vào chính bản thân, và khi đã có niềm tin ấy, mình sẽ có một sức mạnh lớn lao giúp mình vượt qua mọi thử thách của cuộc đời”.
Câu chuyện của ông là một minh chứng cho ý thức tự vượt lên và cũng nhờ đó, con người không còn sân hận với chính mình. Tin vào chính mình sẽ giúp ta vượt lên chính chúng ta.
Sẽ có lúc bạn nghe lời than thở: “Cuộc đời thật là chán!”. Có bao giờ bạn nghĩ câu nói đó gieo vào bạn những suy nghĩ gì không? Thật ra cuộc sống vẫn diễn ra tốt đẹp, chỉ có những suy nghĩ của bạn mới là đau khổ, chán chường. Suy nghĩ ấy sẽ khiến bạn tệ hại... Đừng phí thời gian than thở về những hạn chế của mình… càng nói về những tồi tệ, bạn càng giữ nó bên mình. Và vô tình bạn sẽ trở thành kể thất bại trước những thử thách trong cuộc sống.
Bạn có muốn làm người thất bại không ? Dĩ nhiên là không. Vậy thì bạn hãy đứng dậy, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp, mỉm cười với lòng mình và nói: “Tôi tin vào chính tôi”.
Doanh Nhân Sài Gòn
những con nước đục ngầu sấy động những sân hận, dối trá, chiến tranh, những cảnh cùng cực mà con nguời bị cuốn vào miên viễn. Người đàn ông ngồi trước tôi – 50 tuổi chủ một nhà in nổi tiếng – cũng có một nụ cười phẳng lặng như thế khi anh kể về cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều suy ngẫm:
“Khi tôi lên 8, Mẹ tôi mất vì bạo bệnh. Vài tháng sau tôi ở với dì ghẻ. Nỗi đau mất Mẹ chưa nguôi giờ đây tôi còn phải hứng chịu sự ác nghiệt của người dì ghẻ. Làm con trai mà đêm nào nước mắt cũng ướt đầm. Tôi nhớ những ngày có Mẹ. Rồi tôi cũng tập dần cuộc sống thiếu Mẹ. Nhưng càng lớn thì càng thấy thiếu Mẹ. Mẹ tôi là người kinh doanh giỏi. Ba năm sau khi mất Mẹ, nhà tôi sa sút trầm trọng, tôi rơi xuống đáy của sự khổ cực. Mẹ kế không biết làm gì nên của cải trong nhà cứ thế mà đi, đến nỗi chẳng còn đồng nào để đi học cả. Tôi bắt đầu nản chí. Ngày đầu tiên bỏ học, tôi lang thang khắp nơi, nắng cháy đầu mà lòng trống rỗng. Tôi ngồi bệt trên đường, nghĩ sao mình bất hạnh thế này. Chiều về vẫn giấu gia đình, lặng lẽ làm việc nhà đợi đến đêm ngủ một giấc cho quên hết. Nhưng cả đêm thức trắng. Tôi nung nấu cho mình phải tìm việc gì đó làm thêm để kiếm tiền đi học vì tự nghỉ rằng nghèo đâu phải là cái tội. Ngày trước mình ăn mặc sạch sẽ, tươm tất vì có Mẹ chăm sóc, giờ đến trường trong chiếc áo rách, quần thủng, xấu hổ mà không dám đi học, như thế có hèn không? Thiếp đi một lúc, tôi thấy Mẹ về, nhìn tôi thật buồn… Tỉnh giấc, nhớ lại những ngày đi học lúc nào tôi cũng đứng đầu lớp, bạn bè hỏi bài suốt ngày, vui lắm… Cả sau này bận đồ rách, các bạn vẫn chơi với tôi, vẫn hỏi bài tôi, đâu có bạn nào khinh rẻ mình…. Trời sáng, tôi rửa mặt và quyết định đến trường.
Từ lúc đó tôi không cho phép mình một lần nào nữa nghĩ đến chuyện bỏ học. Thậm chí tôi không cho phép mình học sa sút đi một chút nào. Với quyết tâm đó, tôi luôn đứng đầu lớp cho đến khi đậu đại học, và lấy được xuất học bỗng đi Nga. Đó là bài học đầu tiên về sự quyết tâm, về ý thức làm người. Phải biết tin vào chính bản thân, và khi đã có niềm tin ấy, mình sẽ có một sức mạnh lớn lao giúp mình vượt qua mọi thử thách của cuộc đời”.
Câu chuyện của ông là một minh chứng cho ý thức tự vượt lên và cũng nhờ đó, con người không còn sân hận với chính mình. Tin vào chính mình sẽ giúp ta vượt lên chính chúng ta.
Sẽ có lúc bạn nghe lời than thở: “Cuộc đời thật là chán!”. Có bao giờ bạn nghĩ câu nói đó gieo vào bạn những suy nghĩ gì không? Thật ra cuộc sống vẫn diễn ra tốt đẹp, chỉ có những suy nghĩ của bạn mới là đau khổ, chán chường. Suy nghĩ ấy sẽ khiến bạn tệ hại... Đừng phí thời gian than thở về những hạn chế của mình… càng nói về những tồi tệ, bạn càng giữ nó bên mình. Và vô tình bạn sẽ trở thành kể thất bại trước những thử thách trong cuộc sống.
Bạn có muốn làm người thất bại không ? Dĩ nhiên là không. Vậy thì bạn hãy đứng dậy, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp, mỉm cười với lòng mình và nói: “Tôi tin vào chính tôi”.
Doanh Nhân Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét