Tạo
cho con thói quen ăn uống lịch sự, nghiêm túc ngay từ nhỏ thực sự là
một điều quan trọng mà bố mẹ cần chú ý. Bởi những điều này nó ảnh hưởng
rất lớn tới tính cách của bé.
Thời điểm thích hợp: Bạn nên rèn
cho bé ngay từ khi còn nhỏ, khi bé đã tự xúc được thức ăn. Trong giai
đoạn này, cha mẹ và những người xung quanh ảnh hưởng rất lớn đối với bé.
Bạn nên trò chuyện với bé về những phép tắc trong ăn uống quan trọng
đối với một con người như thế nào, khuyến khích trẻ tưởng tượng tới một
người phụ nữ lịch sự là người như thế nào. Nên thường xuyên dạy bé các
phép tắc đó cho tới khi thành thói quen.
Dạy con cách mời mọi người trong gia đình: Chính việc cha mẹ mời con ăn cơm lại là bài học hiệu quả bởi trẻ hay bắt chước và mời lại. Bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
Dạy con cách mời mọi người trong gia đình: Chính việc cha mẹ mời con ăn cơm lại là bài học hiệu quả bởi trẻ hay bắt chước và mời lại. Bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
Dạy con những phép tắc trong ăn uống
Dạy trẻ những tế nhị trong cách ăn:
Cha mẹ cần chỉ dẫn cho trẻ những cách ăn khác nhau, cách dùng dụng cụ
khác nhau đối với những đồ ăn khác nhau, ví như: với thịt gà thì con có
thể dùng tay xé, với con tôm thì dùng tay bóc vỏ, nhưng với những món
khác như món xào thì phải dùng đũa gắp, món bánh thì dùng dĩa...
Thỉnh thoảng giải thích cho trẻ những câu
thành ngữ, tục ngữ về ăn uống ngay trong bữa cơm như: Thế nào là "ăn
trông nồi, ngồi trông hướng" hay thế nào là "liệu cơm gắp mắm". Nhân đó,
bạn có thể lấy chính mình và trẻ làm ví dụ cho lời giải thích. Trẻ sẽ
nhớ rất lâu và thuộc những câu Nói này như một nguyên tắc để làm theo.
Những thói quen xấu như nhai tóp tép, làm
bắn thức ăn, nói chuyện huyên thuyên, húp canh gây tiếng động cần được
chỉ ra ngay lập tức thì trẻ mới không quên.
Dạy trẻ thói quen lịch sự khi ăn như:
- Rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Chờ cho mọi người ngồi vào bàn đông đủ rồi mới ăn.
- Nên khen món ăn mình thích và không nên chê, nói gì về món ăn mình không thích.
- Khi ăn mà muốn hắt hơi hoặc ho nên đi ra chỗ khác hoặc quay ra ngoài, lấy tay hoặc khăn ăn bịt miệng.
- Biết nói “xin lỗi” hay “cám ơn” trong những trường hợp thích hợp.
- Không dùng tay để bốc thức ăn.
- Xin phép rời khỏi bàn khi đã dùng xong bữa.
- Chờ cho mọi người ngồi vào bàn đông đủ rồi mới ăn.
- Nên khen món ăn mình thích và không nên chê, nói gì về món ăn mình không thích.
- Khi ăn mà muốn hắt hơi hoặc ho nên đi ra chỗ khác hoặc quay ra ngoài, lấy tay hoặc khăn ăn bịt miệng.
- Biết nói “xin lỗi” hay “cám ơn” trong những trường hợp thích hợp.
- Không dùng tay để bốc thức ăn.
- Xin phép rời khỏi bàn khi đã dùng xong bữa.
Bạn rất muốn con thể hiện tốt những phép
lịch sự ở bàn ăn, chắc chắn để được như vậy sẽ cần nhiều thời gian và sự
kiên trì. Bạn đừng quá đặt nặng những thủ tục lên con mình, làm bé căng
thẳng và khó thành công. Con cư xử tốt nghĩa là con đang thực sự quan
tâm
Thanh Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét