3 điều cần làm khi cuộc sống bế tắc.

3 từ dưới đây có thể ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu… Khi cảm thấy bế tắc trong cuộc đời, đừng quên những điều dưới đây!

Tĩnh tâm
Untitled-1Tĩnh là tĩnh lặng như mặt hồ, tĩnh là mặt hồ không gợn sóng lặng yên khi không có gió, tâm là gì tâm là suy nghĩ, bạn ngồi thiền nhắm mắt mà không suy nghĩ hỗn tạp gì thì gọi là tĩnh tâm, đơn giản ý mà chỉ cần buông xả thả lỏng không suy nghĩ gì là được không nhất thiết ngồi phải khoanh chân vì thiền chẳng qua chỉ là gác chân nhắm mắt là để thư giãn xả stress con người ta bịa ra gọi là thiền để chúng ta ngồi theo chứ chẳng qua nó chỉ là gác chân một tư thếkhông hơn không kém chả đủ giúp chúng ta tĩnh tâm ngay được, tĩnh tâm là không suy nghĩ cái gì gọi là tĩnh tâm đơn giản nó là như vậy đó.

Trong cuộc sống, đôi khi “im lặng là vàng”, nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn để tự mình điều chỉnh tâm thái của chính bản thân. Vì cũng có khi, người nói nhiều quá sẽ đánh mất vẻ đẹp của sự yên lặng.

Càng nói nhiều càng dễ bị nói hớ, dễ đi chệch hướng. Vậy nên, cần phải tĩnh tâm, suy nghĩ thấu đáo rồi mới làm, ắt tìm ra định hướng trong cuộc đời, thành công ắt tới.

Nhẫn
Nhẫn trở thành cách cư xử trong mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa con người với mục đích, lý tưởng. Trong mối quan hệ giữa con người với con người, nhẫn là nhẫn nhịn. Trong mối quan hệ giữa con người với mục đích, lý tưởng, nhẫn trở thành nhẫn nại. Nhẫn chính là sự tu dưỡng đạo đức và tu dưỡng phẩm hạnh.

Nhẫn không đồng nghĩa với việc bị người ta chà đạp. Nhẫn là để tự cảnh tỉnh bản thân, không nóng giận để rồi làm những việc sai trái. Tức giận không những hại sức khỏe, tổn thương tinh thần mà còn đánh mất đi giá trị đích thực trong con người bạn.

Nghe 
Nếu ta thật sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đâu đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê tao thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, họ lắng nghe thật kỹ càn những báo cáo hay lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đã chấp nhận đóng vai thầy thuốc để chữa trị tâm bệnh cho họ. Dù ta không phải là nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

Lắng nghe để biết lòng người ý ta, để tìm cách đối nhân xử thế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, âu cũng là mang lại lợi ích cho chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét