1. Vọng ngữ – nói dối
Phật
giáo coi trọng sự thật và điều thật, nên nói dối là một trong những tội
nghiệt nặng. Người mà mở miệng ra là nói dối, nói dối không chớp mắt,
nói dối tới quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn
không cảm nhận được mình đang nói dối. Thật là nguy hiểm!
Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người
Những
người này đôi khí nói dối cũng không phải là để hại người mà nói dối
cho vui, ba hoa, nhưng không biết rằng như thế là rước họa vào thân.
Người gặp thì đề phòng, bạn bè gặp thì lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt
mất. Vì, Phật dạy về cuộc sống, dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý
đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.
2. Thiển ngữ – lời lẽ thô thiển
Người
mà hay dùng những lời không hay đả kích người khác thì đối với Phật
giáo chính là ác nhân. Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng
người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói
lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.
Bởi
vậy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi thốt
ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng là lúc bản thân bị
hạ thấp, mà nói lời thiển ngữ lại còn bị tổn phước, rất không nên làm.
3. Ba phải – nói hai lời
Hai
lời tức là lúc nói thế này lúc nói thế khác, châm ngòi ly gián, trước
mặt người này nói A mà với người khác lại nói B để hai bên phát sinh mâu
thuẫn. Loại người này rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là tạo
nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nhói sai sự thật.
4. Xảo ngữ – lời lẽ khiêu khích
Người
dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy
cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp. Nếu không
thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể
dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên
khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy.
5. Hoạ từ miệng mà ra.
Nặng:
Ăn không nói có
Nói lời hung ác
Nói lưỡi đôi chiều
Nói lời thêu dệt
Nhẹ:
Ăn uống cầu kỳ (cứ con gì cũng ăn cho ngon cho no đi)
Phê bình khen chê
Rêu rao tứ chúng
Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Không dương thì âm, sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng.
Vết
thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết
thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.
Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất.
Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời.
Mỗi khi nói điều gì cần phải suy nghĩ cho thấu đáo |
Làm thế nào để giữ gìn khẩu nghiệp?
Một lời nói mà qua đó có ý tốt nhằm xây dựng người khác, hay một lời
nói mà có ý thức động viên an ủi người khác… thì hãy nói đi, đừng chờ
chi thời gian qua đi không còn ý nghĩa nữa. Với một cái Tâm ý tốt như
vậy trong từng lời nói thì đó là một hành động tốt thì hãy tiếp tục đi,
bởi vì sự tiếp tục đó chính là sự gieo trồng chánh nghiệp. Cho nên ông
bà có nói rằng “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để cho chính chúng ta suy
nghĩ thật kỹ với những gì mình nói ra làm sao cho nó phù hợp tâm lý và
nhất là hợp tình hợp lý. Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy
tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe.
Cuối cùng cái cốt lõi là ý thức của ta qua lời nói sẽ gây người nghe một
cảm nhận, ý niệm qua lời nói của ta. Nói như vậy thì sợ gì người khác
không nghe.
Lắng nghe: Khi nghe ai đó giãi bày, hãy chia sẻ với họ bằng sự lắng
nghe, cho nên nó vẫn là một hoạt động dù không nói. Nghe ở đây là nghe
tất cả với tâm chân thành, nhất là phải tập nghe những điều trái khoáy
khó nghe.
Sẽ không nói những gì gây đau khổ phiền não cho người và cho mình và đã lỡ nói rồi thì đừng nói nữa là cách tốt nhất để không nói bất chánh. Cũng giống như gieo trồng vậy, những lời nói hay thì người khác nhận, những lời nói không hay thì chính mình nhận lấy mà thôi. Chủ đích của nói là có người nghe, mà người ta không muốn nghe thì chính mình tự nghe lấy vậy. Ông bà ta cũng thường hay nói rằng “Lời ngay hay chói tai” đó là sự cảm nhận của người nghe, còn đối với người nói thì đã có “lời ngay” rồi mà còn “nói ngay” nữa với những cách nói tâm lý thì ai lại không muốn nghe, càng tốt hơn chứ sao.
Tập nghe “chói tai” để quán thấy vô chấp và tập nói “Ái ngữ” để phục tâm.
Sẽ không nói những gì gây đau khổ phiền não cho người và cho mình và đã lỡ nói rồi thì đừng nói nữa là cách tốt nhất để không nói bất chánh. Cũng giống như gieo trồng vậy, những lời nói hay thì người khác nhận, những lời nói không hay thì chính mình nhận lấy mà thôi. Chủ đích của nói là có người nghe, mà người ta không muốn nghe thì chính mình tự nghe lấy vậy. Ông bà ta cũng thường hay nói rằng “Lời ngay hay chói tai” đó là sự cảm nhận của người nghe, còn đối với người nói thì đã có “lời ngay” rồi mà còn “nói ngay” nữa với những cách nói tâm lý thì ai lại không muốn nghe, càng tốt hơn chứ sao.
Tập nghe “chói tai” để quán thấy vô chấp và tập nói “Ái ngữ” để phục tâm.
Niệm Phật: Hãy dùng câu
cửa miệng “A Di Đà Phật” thay cho lời nói đâm thọc, thay cho lời khen
tiếng chê để tránh được nghiệp ác .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét