Bạn luôn có cơ hội thứ 2 trong đời

Lúc nào cũng có cơ hội thứ hai để chúng ta sửa chữa lỗi lầm, thực hiện những gì mình bỏ lỡ. Quan trọng là, hãy biết cách để nắm bắt cơ hội thứ hai đó. 12 điều dưới đây có thể giúp bạn.

Ta hiếm khi làm được mọi điều cho đúng ngay lần đầu. Hầu như mọi thành tích lớn trong đời một người bắt đầu bằng quyết định cố hết lần này đến lần khác – đứng dậy sau mỗi lần thử thất bại và thử lại lần nữa.


Khác biệt duy nhất giữa cơ hội và trở ngại là quan điểm. Tìm kiếm cơ hội thứ hai trong đời là cho chính mình cơ hội trưởng thành vượt ra ngoài thất bại trong quá khứ.
1. Chọn lựa thái độ và kiểm soát phản ứng
Chuyện gì đã xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi. Khi đời đem đến cho ta bất ngờ khó chịu, phản ứng tự nhiên của ta có thể là cực kỳ giận dữ hét lên những lời nguyền rủa. Nhưng làm thế giúp gì được ta trước vấn đề khó xử? Rõ ràng là không.

Hãy nhớ rằng cơn thịnh nộ chỉ làm cho mọi chuyện tệ hơn. Và bi kịch hiếm khi tệ như ta tưởng và ngay cả khi thật sự tồi tệ nó cũng cho ta cơ hội trưởng thành mạnh mẽ hơn.

Mỗi khoảnh khắc khó khăn trong đời ta thường đi kèm với một cơ hội trưởng thành và sáng tạo. Nhưng để đạt được sự trưởng thành và sáng tạo này, trước hết ta phải học buông bỏ quá khứ. Ta phải thừa nhận rằng khó khăn trôi qua như mọi thứ khác trong đời. Và một khi nó đã qua, cái còn lại với ta là những kinh nghiệm và bài học để cố gắng lần sau sẽ tốt hơn.
2. Nhận diện bài học
Đừng bao giờ quên thừa nhận bài học, nhất là khi mọi chuyện không diễn ra theo cách của bạn.
3. Từ bỏ thái độ bi quan
Suy nghĩ bi quan tạo ra kết quả bi quan. Suy nghĩ lạc quan tạo ra kết quả lạc quan. Suy nghĩ lạc quan đứng hàng đầu của mọi câu chuyện thành công lớn.
4. Nhận trách nhiệm về hoàn cảnh hiện tại của mình
Hoặc bạn nhận trách nhiệm về đời bạn hoặc sẽ có người khác nhận. Và khi họ nhận, bạn sẽ trở thành nô lệ cho những ý tưởng và mơ ước của họ thay vì làm người đi tiên phong cho ý tưởng và mơ ước của riêng mình.
Bạn là người duy nhất có thể kiểm soát trực tiếp kết quả đời mình. Ai cũng có hàng đống trở ngại trước mặt. Bạn phải nhận trách nhiệm về hoàn cảnh của mình và vượt qua các trở ngại này. Chọn không là chọn đầu hàng.
5. Tập trung vào những thứ bạn có thể thay đổi
Có một thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều tốt nhất bạn có thể làm là làm hết sức việc trước mắt bằng những thứ bạn có trong tay.
Lãng phí thời gian, tài năng và năng lượng cảm xúc vào những việc vượt ngoài tầm kiểm soát là cách tìm chán nản, khổ sở và trì trệ. Hãy đầu tư sinh lực vào những thứ bạn có thể thay đổi.
6. Tìm hiểu điều bạn thật sự muốn
Hãy tìm hiểu điều có ý nghĩa với bạn để bạn có thể thành người mà bạn sinh ra để trở thành. Đừng bỏ cuộc chỉ vì bạn không làm được mọi điều đúng đắn trong lần đầu tiên. Và đừng lãng phí cuộc đời đi thực hiện mơ ước và mong muốn của người khác. Bạn phải nghe theo trực giác và quyết định không bao giờ từ bỏ con người mà bạn có khả năng trở thành.
7. Loại bỏ những thứ không thiết yếu
Hãy xác định những thứ thiết yếu – những thứ quan trọng nhất với bạn. Sau đó loại bỏ những thứ ngớ ngẩn. Quy trình này có tác dụng ở bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống – dự án công việc, các mối quan hệ, danh sách việc cần làm nói chung,…
Nên nhớ, bạn không thể hoàn thành bất kỳ việc gì nếu cứ cố hoàn thành tất cả mọi việc. Hãy tập trung vào cái thiết yếu. Rũ bỏ những thứ còn lại.
8. Hết sức cụ thể
Khi đề ra mục tiêu mới cho mình, hãy cố gắng càng cụ thể càng tốt. “Mình muốn giảm 5 cân” là mục tiêu có thể nhắm tới. “Mình muốn giảm cân” thì không. Biết thước đo của cái bạn muốn đạt được là cách duy nhất đạt được kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn.
Ngoài ra cũng phải cụ thể trong hành động. “Mình sẽ tập thể dục” không cụ thể, quá mơ hồ. “Mình sẽ chạy bộ mỗi ngày 30 phút vào 6 giờ chiều” là cái bạn có thể làm thật sự, cái bạn có thể xây dựng một nề nếp đều đặn, cái bạn có thể đo lường.
9. Tập trung vào những việc đang làm thay vì những việc không làm
Khi không ngừng cố không làm gì đó, rốt cuộc ta sẽ nghĩ về nó nhiều đến mức ta xúi giục mình lừa dối trong tiềm thức – làm đúng cái việc ta cố không làm.

Thay vì tập trung loại bỏ các thói quen xấu, hãy tập trung vào tạo ra những thói quen tốt (sẽ thế chỗ thói quen xấu). Sau vài tuần hay vài tháng tập trung vào thói quen tốt này, nó sẽ trở thành một phần trong nề nếp hàng ngày. Bạn sẽ bắt đầu làm việc đúng mà không cần nghĩ tới nó.
10. Tạo thành nề nếp hàng ngày
Thật quá đơn giản nhưng tạo ra nề nếp hàng ngày có thể thay đổi đời bạn. Bạn cần lập ra nề nếp cho lúc thức dậy, cho lúc bắt đầu làm việc, cho lúc kết thúc công việc và cho một hai tiếng trước khi đi ngủ.
Làm như thế sẽ giúp bạn bắt đầu mỗi ngày đúng hướng và kết thúc mỗi ngày bằng cách chuẩn bị cho ngày mai. Nó sẽ giúp bạn tập trung vào việc quan trọng thay vì xao lãng với những thứ cứ liên tục nảy ra. Và quan trọng nhất là nó sẽ giúp bạn tiến bộ đều – đó chính là những gì liên quan đến cơ hội thứ hai.
11. Duy trì tự kiểm soát và biến nó thành hiện thực
Càng làm việc chăm chỉ bạn sẽ càng may mắn. Hãy chấm dứt chờ đợi cho mọi chuyện tự đến. Nếu cứ tiếp tục làm những gì đang làm, bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì đang nhận.

Nếu muốn một cơ hội thứ hai thực sự, bạn phải sẵn sàng đổ mọi sức lực bạn có vào. Nghĩa là bạn phải tăng cường và duy trì tự kiểm soát. Hãy bắt đầu chỉ bằng một hành động và lên kế hoạch cách đối phó với rắc rối khi nó nảy sinh. Ví dụ, nếu đang cố giảm cân, hãy lập danh sách những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe có thể ăn khi thèm ăn vặt. Mới đầu sẽ khó nhưng rồi sẽ dễ dần. Khi bạn mạnh mẽ hơn lên, bạn có thể chấp nhận những thách thức lớn hơn.

Nên nhớ, đời không dễ dàng, nhất là khi ta lên kế hoạch đạt được điều gì đó đáng giá. Để đạt được mơ ước có thể cần phải làm rất nhiều việc, ngay cả ở vòng hai. Hãy sẵn sàng.
12. Quên việc gây ấn tượng với mọi người đi
Quá nhiều người mua những thứ họ không cần bằng số tiền họ không có để gây ấn tượng với những người họ không biết. Hoặc vài dạng biến tấu như vậy.

Đừng là một trong những người đó. Thật lãng phí thời gian. Hãy cứ tiếp tục làm những việc mà bạn biết là đúng. Và nếu không đạt kết quả, hãy điều chỉnh phương pháp và thử lại. Cuối cùng bạn sẽ đến đích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét