Một cuộc tranh luận gay gắt không chỉ khiến tâm trạng xấu đi mà còn có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cả những người xung quanh. Nếu không nỗ lực để kiềm chế cơn giận, chúng ta sẽ sống trong sự bực bội, khó chịu tột độ.
Cơn giận gây nguy hiểm cho bản thân - Ảnh: Shutterstock |
Theo Fox News dẫn các chuyên gia, khi cơn giận lên đến đỉnh điểm, bạn cần tránh làm những việc làm sau:
Đi ngủ. “Không bao giờ đi ngủ khi đang giận dữ” là
lời khuyên có giá trị được các chuyên gia nhấn mạnh. Đi ngủ càng khiến
cảm xúc tiêu cực bị dồn ứ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học thần kinh
chỉ ra, giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là những cảm xúc.
Giấc ngủ cũng góp phần giúp củng cố và xử lý thông tin khi chúng ta thức
dậy.
Tiến sĩ Allen Towfigh, bác sĩ thần kinh học tại New York (Mỹ) cho
biết ngủ ngay sau khi cãi vã sẽ duy trì trạng thái bực bội cho đến khi
thức dậy. Sẽ có hại cho cơ thể nếu ngủ trong trạng thái như thế. Đây là
cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Cách tốt nhất là giải quyết xung
đột hoặc giải tỏa suy nghĩ tiêu cực trước khi lên giường đi ngủ.
Lái xe. Lái xe trong tâm trạng cáu gắt, bực bội có
thể dẫn đến nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người điều khiển
xe trong trạng thái tức giận, nóng nảy có nguy cơ bị tai nạn nhiều hơn
những người ở trạng thái bình thường.
David Narang, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng ở Santa Monica,
California (Mỹ) cho biết, giận dữ làm hạn chế tầm nhìn khi ngồi trước vô
lăng nên nguy cơ rủi ro rất cao. Nếu bạn phải lái xe khi tức giận, cần
giữ cho mắt tỉnh táo, đồng thời tìm cách kiềm chế cảm xúc ngay tại thời
điểm lái xe để tránh những nguy hiểm không đáng có.
Đá thúng đụng nia. Sự nóng giận thể hiện qua lời
nói, thay đổi trên gương mặt, cử chỉ và khi không kiềm chế được sẽ có
những hành động la hét, đá đồ vật, đóng rầm cửa, quăng điện thoại, đập
đầu vào tường…Một số nghiên cứu cho thấy trút sự tức giận bằng các hành
động trên không chỉ làm gia tăng sự nóng giận vào thời điểm đó mà còn
gây hại đến tim và có nhiều khả năng tạo thành những hành vi hung hăng
hơn trong tương lai.
Ăn. Làm dịu sự tức giận bằng cách tiếp cận với thực
phẩm có thể gây phản tác dụng, tiến sĩ Kathy Gruver (người Mỹ), tác giả
của cuốn Conquer Your Stress With Mind/Body Techniques cho biết. Khi đang giận dữ hay bực bội, chúng ta thường có xu hướng chọn những thực phẩm không lành mạnh.
Theo cô, rất ít người chọn bông cải xanh hoặc trái cây mà thay vào đó
là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và carbohydrate. Hơn
nữa, ăn trong lúc cảm xúc nóng bừng bừng lấn át có thể gây ra những hệ
lụy khôn lường cho sức khỏe, chẳng hạn gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến
tiêu chảy hoặc táo bón.
Tiếp tục tranh cãi. Nếu gặp
khó khăn trong việc kiềm chế cơn giận, cách tốt nhất là hãy dừng ngay
việc tranh cãi bởi khi đang ở đỉnh điểm của cuộc tranh luận, bạn có thể
sẽ nói ra những điều làm tổn thương bạn và cả người đối diện, mà sau này
rất có thể điều đó khiến bạn phải hối tiếc.
Tiến sĩ Christine M.Allen, nhà tâm lý học ở Syracuse, New York chia
sẻ: “Nếu bạn nói những điều gây tổn thương, bạn sẽ hối tiếc vì không thể
lấy lại, cho nên thời điểm ấy rất cần bình tĩnh và điều có thể làm tốt
nhất là im lặng”.
Đăng lên Facebook, viết email. Thói quen đăng những
dòng cảm xúc lên mạng xã hội hoặc viết email nhằm giải tỏa những ức chế
có nhiều khả năng quay trở lại ám ảnh bạn sau này. Rất khó cưỡng lại cảm
xúc khi mà sự bực tức lên đến đỉnh điểm, vì vậy hãy suy nghĩ kỹ trước
khi làm điều này, tiến sĩ Narang khuyên.
Uống rượu. Với tay lấy một vài ly rượu để giữ bình
tĩnh sau một cuộc cãi vã kịch liệt sẽ không mang lại hiệu quả tốt đẹp.
Rượu chỉ khiến nỗi bực tức càng dâng cao và đôi khi khiến bạn khó kiểm
soát được hành vi lúc đó. Rượu gây ức chế bằng cách tác động trên các
thùy trán của não, có thể khiến chúng ta nảy sinh ý muốn hại người khác
hoặc chính bản thân mình.
Bỏ qua huyết áp. Thông thường nguy cơ đau tim và đột
quỵ tăng cao trong hai giờ sau một vụ tranh cãi kịch liệt, đặc biệt là ở
những bệnh nhân đau tim, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí European Heart.
Nguy cơ đau tim tăng gần 5 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần. Để
ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, và nếu bạn được chẩn đoán cao huyết áp, một
trong những việc làm thông minh nhất sau cơn tức giận là kiểm tra huyết
áp ngay sau đó.
Suy nghĩ lại. Ám ảnh suy nghĩ về cách người khác
làm tổn thương bạn hoặc đối xử không công bằng với bạn không giải quyết
được bất cứ điều gì, tiến sĩ Allen nói. Nếu bạn thấy mình là nguyên nhân
của sự tức giận, hãy bình tĩnh lại và bắt đầu nói chuyện với họ bằng
thái độ phù hợp nhằm giúp họ cùng lấy lại sự điềm tĩnh để giải quyết vấn
đề.
Ngọc Khuê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét