Năm hết tết đến, những lo toan bộn bề chồng chất dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Và nhiều người không nhận ra chính một số thói quen và suy nghĩ tiêu cực càng khiến cho tình hình thêm tồi tệ.
Nhà cửa không gọn gàng và ngăn nắp càng làm tăng sự mệt mỏi - Ảnh: Shutterstock |
Không cười. Nếu
không thể nhớ lần cuối cùng bạn cười là lúc nào thì nên suy ngẫm lại.
Cuộc sống rất cần những nụ cười. Luôn nhắc nhở bản thân hôm nay mình đã
cười chưa. Nếu chưa, hãy tìm một điều gì đó thật thú vị để mang lại nụ
cười cho chính mình, bởi tiếng cười đã được chứng minh có tác dụng giảm
stress, kích thích máu lưu thông, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy hệ thống
miễn dịch khỏe mạnh và giảm đau.
Lười tập thể dục. Sự trì trệ của con người thường
được gây ra do thiếu vận động. Một nghiên cứu gần đây cho thấy não có
khả năng đối phó với căng thẳng một khi cơ thể được vận động tối ưu. Tập
thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, lấy lại sự tự tin và
khỏe khoắn.
Nhạc không phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
được lợi ích của âm nhạc đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, mỗi
người có một “gu” riêng và bạn nên chọn cho mình dòng nhạc mình yêu
thích để giúp đầu óc được thư giãn.
Bừa bãi. Muốn tinh thần được sảng khoái hãy dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp. Theo báo Huffington Post, sự bừa bộn và mất vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng cho nhiều người.
Ít quan hệ tình dục. Khi nhu cầu tình dục được đáp
ứng đầy đủ, con người sẽ trở nên vui vẻ và hoạt bát, kết luận của các
chuyên gia sức khỏe. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy tình dục đều đặn và
lành mạnh được chứng minh có thể giúp giảm stress hiệu quả.
Thở gấp. Thở nhanh là phản ứng tự nhiên của con
người khi đối mặt với căng thẳng. Nếu không biết cách kiểm soát hơi thở,
bạn rất có thể khiến mọi việc thêm tồi tệ. Hãy tập thói quen giữ bình
tĩnh trước mọi sự việc và tốt nhất tìm các bài hướng dẫn tập thở để
luyện tập.
Gồng mình. Bạn đang cố gắng để đối mặt với những
căng thẳng. Nỗ lực của bạn thật đáng khen, nhưng nếu sự việc đi quá xa,
hãy tạm thời tìm cách tránh nó.
Tự ti. Bạn đã không nói bất cứ điều gì tốt đẹp về
chính mình. Hãy gạt bỏ suy nghĩ đó ra khỏi đầu. Trong trường hợp mọi
chuyện rối tung lên, hãy tự trấn an rằng tất cả rồi sẽ ổn, mọi chuyện
đều có hướng giải quyết… Những suy nghĩ tích cực rất hữu ích trong việc
giảm bớt sự lo lắng.
Ngủ nướng. Tập thói quen dậy sớm, làm vài động tác
thư giãn, hít thở không khí trong lành có tác dụng rất tốt trong việc
thúc đẩy năng lượng của cơ thể. Theo các chuyên gia, thiết lập một giấc
ngủ theo lịch trình khoa học không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho tim,
chống lại một số bệnh ung thư cũng như hàng loạt vấn đề sức khỏe khác,
mà còn giúp con người cảm nhận tốt hơn về cuộc sống và bản thân.
Ôm đồm. Khi đối mặt với hàng đống việc cần phải làm,
đừng rối lên. Hãy xem xét việc nào cần ưu tiên giải quyết trước, việc
nào cần xử lý sau. Sắp xếp công việc khoa học là cách giúp bạn thoát
khỏi cảm giác dồn ứ đến nghẹt thở.
Nói “có” quá nhiều. Đôi lúc cần phải dùng từ “không”
một cách quyết liệt để từ chối một số việc không cần thiết, nhằm giảm
tải trách nhiệm của bản thân.
“Phẫu thuật” điện thoại. Dừng ngay việc kiểm tra tin
nhắn, email trên điện thoại nếu thấy quá mệt mỏi. Nghiên cứu cho thấy
áp lực khi phải liên tục trả lời các email, các cuộc gọi hay tin nhắn
trên điện thoại khiến con người càng dễ rơi vào tình trạng quá tải.
Ngọc Khuê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét