“Chúng tôi muốn bạn đến phỏng vấn” là câu tuyệt vời nhất mà một
người tìm việc muốn nghe. Nhưng tham dự buổi phỏng vấn làm sao để tỏ ra
thật chuyên nghiệp? Điều đó thì phải học đấy.
Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được nhà tuyển dụng đang
tìm điều gì ở bạn. Nhờ đó, bạn hãy làm sao thể hiện hết những gì bạn có
mà họ cần. Những điểm mạnh của bạn nhưng họ không cần thì cũng vô tác
dụng thôi. Chẳng hạn bạn dự tuyển vào vị trí lập trình viên nhưng lại cố
cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn rất có năng khiếu về âm nhậc, thật lố
bịch!
Ngoài ra, có một số phẩm chất mà bất cứ một nhân viên nào cũng phải
có, vậy thì đừng trả lời sao để người phỏng vấn hiểu rằng bạn lại không
có. Chẳng hạn sự chuyên cần, hâm học hỏi, năng động, cầu tiến,… Những
tố chất này thì không bao giờ thừa.
Quan trọng hơn, hãy trả lời câu hỏi làm sao để họ thấy rằng bạn
thật nổi bật so với những ứng viên khác, thế là bạn đã thành công rồi
đấy.
Bạn có thể tham khảo vài câu hỏi và câu trả lời dưới đây. Bạn có cách trả lời nào hay hơn không?
Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn?
Đừng dài dòng kể chuyện đời bạn mà hãy tập trung vào 4 điểm chính sau:
• Thế mạnh của bạn là gì?
• Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn có chuyên môn cho công việc này?
• Điều gì khiến bạn nghĩ bạn sẽ thành công ở vị trí này?
• Tại sao bạn muốn công việc này? Tại sao bạn nên được nhận vào làm?
• Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn có chuyên môn cho công việc này?
• Điều gì khiến bạn nghĩ bạn sẽ thành công ở vị trí này?
• Tại sao bạn muốn công việc này? Tại sao bạn nên được nhận vào làm?
Tại sao bạn bỏ công việc cũ hoặc công việc hiện tại của mình?
Muốn một công việc có nhiều thách thức hoặc cơ hội thăng tiến,
lương cao hơn, được đi nhiều nơi, giảm biên chế… là những lý do có thể
chấp nhận được. Một câu trả lời gây ấn tượng có thể là “công ty đang
giảm biên chế và tôi luôn sẵn sàng đón nhận công việc mới” hoặc “Công ty
tôi đang công tác rất nhỏ. Tôi đang tìm kiếm một thách thức mới để phát
huy hết năng lực và thế mạnh của mình , cho phép tôi tiếp tục phát
triển và cống hiến nhiều hơn”
Tôi hơi lo ngại vì bạn còn thiếu…
Nếu nhà tuyển dụng không biết bạn có kinh nghiệm gì thì bạn có thể
đưa ra một vài ví dụ cụ thể để chứng minh. Nếu họ quan tâm đến một kỹ năng bạn thiếu thì hãy trả lời bạn rất ham học hỏi và sẽ học thêm kỹ năng đó.
Bạn có nhiều kinh nghiệm tốt. Tại sao bạn muốn công việc này?
Chiến lược khôn ngoan là đừng quá đề cao khả năng của mình. Nhấn
mạnh tại sao công việc này phù hợp với bạn, bạn muốn có một công việc ổn
định, hoặc bạn muốn làm đúng chuyên môn của mình. Không nên nói bạn
muốn một công việc dễ dàng, ít căng thẳng kẻo mà nhà tuyển dụng sẽ bỏ
qua bạn và tìm một ứng viên nhiệt tình hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét