Tôi tự thấy mình rất hay phàn
nàn. Dù đó là chuyện bực mình với người đồng nghiệp ở xa hay với một người bạn
nào đó thì chuyện phàn nàn cũng chỉ luôn đưa tôi tới tâm trạng tiêu cực mà
thường bao giờ cũng xấu nhiều hơn tốt.
Điều thanh thản đôi chút với tôi những khi ấy là
thực tế chẳng phải riêng mình tôi có tâm trạng đó. Chúng ta luôn phàn nàn về
cuộc sống của mình, nhưng thử hỏi điều đó có làm mọi việc tốt hơn không?
Trên thực tế, những phàn nàn đã nói đó bắt nguồn từ việc ta luôn nghĩ rằng, chẳng ai khổ như ta, chẳng ai khổ bằng ta. Nhưng liệu có phải cuộc sống của ta thực sự tệ hại hơn những người khác? Chúng ta có khác nhau chút nào không?
Câu chuyện của nhà văn Paulo Coelho, tác giả cuốn The Alchemist phần nào đã giúp ta có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này. Trong mẩu chuyện có tên “Những rắc rối của người khác”, tác giả Coelho kể về một nhà thông thái thường được mọi người tới xin thỉnh giáo. Họ muốn hỏi ông cách giảm bớt đau khổ và được hạnh phúc. Mong muốn yên thân, nhà thông thái quyết định sẽ trả lời mọi câu hỏi của họ trong một lần, để họ không còn làm phiền ông sau đó. Câu chuyện tiếp tục thế này:
“Hãy viết ra những rắc rối của bạn vào một tờ giấy và đặt nó trước mặt tôi”, nhà thông thái bảo mọi người.
Khi ai nấy đều đã viết xong xuôi, nhà thông thái trộn tất cả các mảnh giấy lại với nhau trong một cái giỏ rồi bảo: “Hãy chuyển cái giỏ này lần lượt tới từng người. Mỗi người trong các bạn sẽ chọn lấy một tờ và đọc. Đọc xong, bạn sẽ chọn một trong hai cách: giữ nguyên những rắc rối của mình hoặc chọn lấy rắc rối mà bạn đã đọc được trong tờ giấy”.
Từng người một chọn, họ đọc xong và tỏ ra rất hoảng sợ. Họ đều thừa nhận những điều mình đã viết, tuy thực tồi tệ, nhưng cũng không đến nổi như rắc rối của những người hàng xóm. Hai giờ sau, họ trao đổi cho nhau những mẩu giấy của mình và mỗi người đều phải đặt lại những rắc rối riêng vào túi với niềm an ủi, nỗi khổ của mình vẫn chưa khủng khiếp như đã nghĩ.
Biết ơn vì bài học, mọi người xuống núi với sự yên tâm, mình hạnh phúc hơn tất cả những người khác. Và giữ đúng lời hứa, không ai được phép làm phiền cuộc sống tĩnh lặng của nhà thông thái nữa.
Bài học quan trọng rút ra từ truyện ngắn này dường như thật đơn giản : đừng than thở nữa mà hãy cảm ơn vì những gì bạn đang có. Rõ ràng, bài học đó đã rất hay rồi nhưng tôi nghĩ nó không chỉ là như thế.
Tôi tin nó còn đòi hỏi chúng ta nghĩ sâu thêm một chút : Không chỉ tất cả chúng ta đều có những rắc rối của mình mà còn là, chúng ta gặp phải những rắc rối đó vì CHÚNG TA LÀ CHÚNG TA. Rắc rối của mỗi người đều tồi tệ như nhau nhưng họ hoảng sợ trước những rắc rối của người khác tới mức, từng người đã không thể chờ để lấy lại rắc rối ban đầu. Mỗi người đã không thể nhận diện được rắc rối của người khác cũng như không biết làm sao để giải quyết nó.
Vì vậy, có thể thấy, rõ ràng việc than thở chỉ làm lãng phí thời gian, vì khi ai đó gặp rắc rối, chính họ đang ở hoàn cảnh phù hợp nhất để giải quyết.
Điều này không có nghĩa, nói ra điều đó là không tốt. Cũng như vậy, mỗi người sẽ tự quyết định xem mình cần sự giúp đỡ cụ thể như thế nào từ những người khác. Kiểu giúp đỡ đó không phải là phàn nàn, đó là hành động hỗ trợ.
Đỗ Dương
Trên thực tế, những phàn nàn đã nói đó bắt nguồn từ việc ta luôn nghĩ rằng, chẳng ai khổ như ta, chẳng ai khổ bằng ta. Nhưng liệu có phải cuộc sống của ta thực sự tệ hại hơn những người khác? Chúng ta có khác nhau chút nào không?
Câu chuyện của nhà văn Paulo Coelho, tác giả cuốn The Alchemist phần nào đã giúp ta có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này. Trong mẩu chuyện có tên “Những rắc rối của người khác”, tác giả Coelho kể về một nhà thông thái thường được mọi người tới xin thỉnh giáo. Họ muốn hỏi ông cách giảm bớt đau khổ và được hạnh phúc. Mong muốn yên thân, nhà thông thái quyết định sẽ trả lời mọi câu hỏi của họ trong một lần, để họ không còn làm phiền ông sau đó. Câu chuyện tiếp tục thế này:
“Hãy viết ra những rắc rối của bạn vào một tờ giấy và đặt nó trước mặt tôi”, nhà thông thái bảo mọi người.
Khi ai nấy đều đã viết xong xuôi, nhà thông thái trộn tất cả các mảnh giấy lại với nhau trong một cái giỏ rồi bảo: “Hãy chuyển cái giỏ này lần lượt tới từng người. Mỗi người trong các bạn sẽ chọn lấy một tờ và đọc. Đọc xong, bạn sẽ chọn một trong hai cách: giữ nguyên những rắc rối của mình hoặc chọn lấy rắc rối mà bạn đã đọc được trong tờ giấy”.
Từng người một chọn, họ đọc xong và tỏ ra rất hoảng sợ. Họ đều thừa nhận những điều mình đã viết, tuy thực tồi tệ, nhưng cũng không đến nổi như rắc rối của những người hàng xóm. Hai giờ sau, họ trao đổi cho nhau những mẩu giấy của mình và mỗi người đều phải đặt lại những rắc rối riêng vào túi với niềm an ủi, nỗi khổ của mình vẫn chưa khủng khiếp như đã nghĩ.
Biết ơn vì bài học, mọi người xuống núi với sự yên tâm, mình hạnh phúc hơn tất cả những người khác. Và giữ đúng lời hứa, không ai được phép làm phiền cuộc sống tĩnh lặng của nhà thông thái nữa.
Bài học quan trọng rút ra từ truyện ngắn này dường như thật đơn giản : đừng than thở nữa mà hãy cảm ơn vì những gì bạn đang có. Rõ ràng, bài học đó đã rất hay rồi nhưng tôi nghĩ nó không chỉ là như thế.
Tôi tin nó còn đòi hỏi chúng ta nghĩ sâu thêm một chút : Không chỉ tất cả chúng ta đều có những rắc rối của mình mà còn là, chúng ta gặp phải những rắc rối đó vì CHÚNG TA LÀ CHÚNG TA. Rắc rối của mỗi người đều tồi tệ như nhau nhưng họ hoảng sợ trước những rắc rối của người khác tới mức, từng người đã không thể chờ để lấy lại rắc rối ban đầu. Mỗi người đã không thể nhận diện được rắc rối của người khác cũng như không biết làm sao để giải quyết nó.
Vì vậy, có thể thấy, rõ ràng việc than thở chỉ làm lãng phí thời gian, vì khi ai đó gặp rắc rối, chính họ đang ở hoàn cảnh phù hợp nhất để giải quyết.
Điều này không có nghĩa, nói ra điều đó là không tốt. Cũng như vậy, mỗi người sẽ tự quyết định xem mình cần sự giúp đỡ cụ thể như thế nào từ những người khác. Kiểu giúp đỡ đó không phải là phàn nàn, đó là hành động hỗ trợ.
Đỗ Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét