Cuộc sống (2)

Thư giãn 
 
“Một tâm hồn bình yên có thể giải quyết mọi thứ”

Tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, bạn hãy tạo ra một nơi hoàn toàn yên tĩnh trong tâm trí mình để tìm kiếm cảm giác thanh thản. Hãy hình dung nó với các chi tiết sống động nhất. 



Có thể đó là một căn phòng với tiếng nhạc êm dịu, một hồ câu cá yên tĩnh hay một nơi thanh bình ở trong rừng hoặc một khu vườn nhỏ với hoa, cây cối, chim chóc, thác nước…

 Những nơi như vậy không phải là khó tìm lắm, bạn hãy loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu và chỉ nghĩ đến việc mình đang ở đâu mà thôi.

Cùng với lúc đó hãy thực hiện một số biện pháp thư giãn cơ thể như căng các cơ, thở sâu, không suy nghĩ gì hết và thả lỏng. Đừng có cố gắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, điều này sẽ khiến bạn không thể cảm thấy stress hay lo lắng bởi vì các cơ của bạn đang được thư giãn. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể khiến bạn có những giấc ngủ ngắn tuyệt vời - một cách cực kì hiệu quả để thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn.

Khi thực hiện nhiệm vụ nào đó, có thể bạn sẽ thấy các cơ trở nên căng hơn, thường là ở giữa cánh tay, vai hay chân. Bạn hãy chủ ý để các cơ này thư giãn khi bạn cảm thấy chúng bị căng. Thở chậm và sâu bất kì khi nào bạn có thể.

Chúng ta rất dễ bị bỏ lỡ không tận hưởng cuộc sống nếu như lúc nào chúng ta cũng quay cuồng cố gắng làm mọi thứ xung quanh cho đến khi kiệt sức mà thôi. Do đó hãy loại bỏ những gì không cần thiết và hãy nhớ thở chậm và sâu trong các tình huống khó khăn. Đồng thời hãy có những thú vui thư giãn như nghe nhạc hay đi bộ. 

Lòng tốt

“Đối xử tốt với người khác có nghiã là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin Franklin)

Nhiều triết gia và nhà tâm lí học đã tuyên bố rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa cảm giác của chúng ta với người khác và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách nghĩ đến người khác, chúng ta sẽ không nghĩ đến bản thân và những gì gây lo lắng cho chúng ta nữa. Đó là một điều kì diệu.

“Hàng ngày hãy cư xử tốt. Mỗi một hành động tốt sẽ đem đến nụ cười và sự vui vẻ cho người khác “ (Mohammed).

Giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự trả ơn chính là hành động thật sự của lòng tốt. Không chỉ giúp đỡ người khác mà còn chúng ta còn giúp đỡ chính bản thân mình vì lòng tốt sẽ khiến chúng đỡ stress và cảm thấy tốt hơn.

“Nếu như bạn cho vay tiền chắc chắn bạn sẽ không biết chính xác bao giờ mình được hoàn trả nhưng nếu bạn ban tặng lòng tốt, bạn sẽ nhận lại gấp trăm lần như thế” (Saskya Pandita).  

Nỗi sợ hãi

“Những người lúc nào cũng chỉ biết lo lắng rằng mọi chuyện tồi tệ sẽ xảy ra thì chắng làm được gì’’- Michel de Montaigne (1553 –1592)

Cảm giác sợ hãi làm xáo trộn tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta có cảm giác vô dụng, chán nản, mệt mỏi, chán chường. Nó không phải là nguồn gốc của rắc rối nhưng nó là nỗi sợ hãi về những rắc rối có thể xảy ra.

“Những khó khăn hay thậm chí là cái chết không phải là điều sợ hãi nhất mà chính là nỗi sợ hãi về những điều đó’’- Epictetus (55-135)

Chính những lời bình phẩm từ đồng nghiệp hay bạn bè bạn chứng tỏ họ đố kỵ và thiếu tự tin. Họ thậm chí còn hạ nhục người khác để làm vui. Bạn có thể thông cảm, bỏ qua cho họ và vui vẻ trở lại. Ngoài ra, nếu chúng ta biết được họ đã phí thời gian như thế nào để ngồi bình luận chúng ta thì chúng ta càng không nên suy nghĩ quá nhiều về nó.

Sự thiếu tự tin thể hiện một cách rõ ràng nhất trong phản ứng của chúng ta đối với những lời bình phẩm của đồng nghiệp về công việc, sở thích hay thời trang. Họ có thể gây áp lực, làm ta không thoải mái nhưng điều quan trọng là ở chúng ta, ta nên sống sao cho thoải mái nhất. Có đôi khi ta cảm thấy buồn phiền khi một ai đó bình phẩm về mình nhưng cũng có thể ta lại tự hào về bản thân mình, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.

Bạn có thể loại bỏ cảm giác lo sợ thất bại bằng cách đừng làm gì cả nhưng bạn sẽ chẳng làm được gì hết.

“Để không bị chỉ trích thì hãy đừng làm gì cả, đừng nói gì cả và cũng sẽ chẳng có gì cả’’- Elbert Hubbard (1859-1915)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét